4.3 Phát triển ứng dụng thử nghiệm
4.3.3 Kết quả đạt được
Do chi phí cho công việc thu thập dữ liệu trong ứng dụng GIS chiếm 70% [1], do vậy dữ liệu vectơ ban đầu trong ứng dụng được lấy từ trang http://Oracle.com. Là file có khuôn dạng *.ctl, sử dụng sql loader (công cụ của Oracle spatial) để import dữ liệu gồm những bảng.
CITIES(LOCATION MDSYS.SDO_GEOMETRY, CITY VARCHAR2(42) STATE_ABRV VARCHAR2(2) POP90 NUMBER RANK90 NUMBER ) INTERSTATE(GEOM MDSYS.SDO_GEOMETRY HIGHWAY VARCHAR2(35) ROUTEN VARCHAR2(4) ) COUNTIES(GEOM MDSYS.SDO_GEOMETRY COUNTY VARCHAR2(31) FIPSSTCO VARCHAR2(5)
STATE VARCHAR2(30) STATE_ABRV VARCHAR2(2) FIPSST VARCHAR2(2) LANDSQMI NUMBER TOTPOP NUMBER POPPSQMI NUMBER )
TERRITORIES(REP_ID NOT NULL NUMBER REP_NAME VARCHAR2(40) GEOMETRY SYS.SDO_GEOMETRY ) TERR_COUNTIES(COUNTY VARCHAR2(31) STATE_ABRV VARCHAR2(2) REP_ID NUMBER REP_NAME VARCHAR2(40) KEY NOT NULL ROWID )
Để có thể sử dụng công cụ Oracle Mapviewer cần phải có những điều kiện sau [1]
Database Oracle release 10,
Oracle application server hay phiên bản stand alone OC4J, File mapviewer.ear,
Oracle client.
Ngôn ngữ lập trình trong ứng dụng thử nghiệm là Jsp và java truy vấn cơ sở dữ liệu, gồm các chức năng:
Phóng to, thu nhỏ, dịch chuyển bản đồ,
Kiểm tra dữ liệu phi không gian ví dụ như dân số của thành phố, Ẩn và hiện các tầng bản đồ.
Dưới đây là một số giao diện mình họa lần lượt các chức năng này. Hình 4.5 là giao diện bản đồ thể hiện mật độ dân số bởi màu sắc đặc trưng. Dữ liệu phi không gian ví dụ như tên thành phố và dân số tương ứng được hiển thị khi click vào mỗi vùng trên bản đồ.
Hình 4.5. Bản đồ mật độ dân số
Hình 4.6. Giao diện thu nhỏ
Chức năng quan trọng của bản đồ số đó là hiển thị các tầng bản đồ. Hình 4.8 minh họa chức năng này, có thể ẩn hay hiện các tầng bản đồ bằng việc click vào “Danh sách các tầng bản đồ”.
Hình 4.8 Hiển thị các tầng bản đồ
Hình 4.9 minh họa chức năng ẩn tầng “Tỉnh” và hình 4.10 minh họa chức năng ẩn “Đường cao tốc”.
Hình 4.9 ẩn tầng “Tỉnh”
KẾT LUẬN
Luận văn đã trình bày một số vấn đề chính liên quan đến cơ sở dữ liệu không gian bao gồm.
Khái niệm chung về mô hình cơ sở dữ liệu không gian, hướng tiếp cận Object-relational được phát triển trên cơ sở mở rộng các kiểu dữ liệu và các toán tử để thực thi được với dữ liệu không gian.
Các cách mô hình hóa dữ liệu không gian. Mô hình dữ liệu không gian có thể tổ chức theo kiểu dữ liệu raster hay vectơ hoặc theo mô hình các phép toán hợp giao .
Các mối quan hệ không gian được xây dựng trên cơ sở lý thuyết tập hợp với ba mô hình: 4-intersection, 9-intersection, calculus-base. Các mối quan hệ này là cần thiết cho việc thực thi các truy vấn không gian.
Để có thể tích hợp dữ liệu không gian vào cơ sở dữ liệu quan hệ thì dữ liệu tích hợp này cũng phải thỏa mãn tính nhất quán, hợp lệ và dễ sử dụng. Điều này được thể hiện ở các ràng buộc không gian, có ba loại ràng buộc: ràng buộc toàn vẹn dữ liệu, ràng buộc ngữ nghĩa và ràng buộc do người dùng tự định nghĩa
Như đã biết, dữ liệu không gian là rất lớn và phức tạp, cần thiết phải cải thiện và phát triển các thuật toán sao cho thời gian thao tác với dữ liệu không gian là nhanh nhất có thể. Thuật toán quét plan-sweep đã cải thiện
Phương thức chỉ mục không gian được trình bày dưới dạng hai cấu trúc: Cấu trúc hướng không gian và cấu trúc hướng dữ liệu nhằm hỗ trợ xử lý truy vấn với dữ liệu không gian.
Cuối cùng là khảo sát hệ quản trị cơ sở dữ liệu không gian và ứng dụng thử nghiệm được cài đặt trên nền oracle spatial sử dụng công cụ Oracle mapviewer để hỗ trợ truy vấn bản đồ.
Tuy nhiên luận văn vẫn còn môt số hạn chế cần được phát triển hơn đó là các đối tượng không gian như trên được mô hình bới giá trị thuộc tính, hành vi (Toán tử trên chính đối tượng), tuy nhiên yếu tố thời gian cũng cần được nhìn nhận để thấy được tính động của đối tượng theo thời gian. Cần có cách quản lý và lưu lịch sử của dữ liệu không gian.
Do đề tài còn mới mẻ và ứng dụng thử nghiệm mất nhiều thời gian cài đặt nên luận văn vẫn còn nhiều hạn chế rất mong được sự đóng góp của các thầy, cô và bạn bè để ngày càng hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách
[1]. Đặng Văn Đức (2001), Nhập môn hệ thống thông tin địa lý GIS. Nhà
xuất bản khoa học kỹ thuật.
[2]. Philippe rigaux, michel scholl, and agnès Voisard (2002), Spatial database: With application to GIS, Morgan Kaufmann.
Báo
[3]. Beta Draft (2002), Oracle® Application Server: MapViewer User’s Guide, Release 10.1.3.1.
[4]. Chuck Murray (2002), Oracle spatial. User’s Guide and Reference release 9.2
[5]. Cockcroft (1997), A taxonomy of spatial integrity constraints. An International Journal on Advances of Computer Science for Geographic Information Systems, Geoinformatica, Vol. 1, No. 4
[6]. Clementini, E. & Di Felice, P. (1995), A comparison of methods for representing topological relationships.Information Sciences, Springer-
Verlag, Singapore, Vol. 3, pp. 149-178.
[7]. Elmasri, A. R. & Navathe (2000), Fundamentals of database systems. New York: Addison-Wesley.
[8]. John R. Herring, Categorizing Binary Topological Relations Between
[9]. Michael D. McCool Chris Wales Kevin Moule (2001), Incremental and Hierarchical Hilbert Order Edge Equation Polygon Rasterization,
website http://www.cgl.uwaterloo.ca/Projects/rendering/
[10]. Ongley, Goodchild and Maguire en Rhind (1999), Spatial Access Methods
[11]. Ralf Hartmut Güting Praktische (1994), An Introduction to Spatial Database Systems, Germany
[12] Pekka Kilpeläinen (2001), Principles of Database Management Systems
[13]. Tim Haithcoat, Relational database Management Systems, Database Design, and GIS
Website
[14]. http://www.biblio-tech.com/html/databases.html#relational. [15]. http://www.postgresql.org/docs/7.4/static/index.html.
[16]. http://dev.mysql.com/tech-resources/articles/4.1/gis-with-mysql.html