Giao thức truyền thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các chuẩn truyền thông và xây dựng một ứng dụng cho hệ thống giám sát, điều khiển, điều hành tòa nhà cao tầng (Trang 33 - 34)

Giao thức truyền thông là một yếu tố quan trọng trong cấu hình của BMS vì nó ảnh hƣởng trực tiếp đến dữ liệu đƣợc truyền từ điểm này đến điểm khác và bởi vì các bộ điều khiển phân tán có thể phải lấy dữ liệu của nhau.

Sử dụng giao thức truyền thông ngang hàng (Peer Communication Protocol) So với giao thức hỏi vòng, giao thức ngang hàng có các lợi ích sau: - Việc truyền thông không phụ thuộc vào một thiết bị đơn lẻ nào – trạm chủ. - Việc truyền thông đƣợc thực hiện trực tiếp giữa các thiết bị trong mạng mà không cần phải thông qua một trạm trung gian nào.

- Các thông điệp hệ thống đƣợc truyền trực tiếp đến tất cả các trạm trên mạng.

2.3.1. Giới thiệu giao thức truyền thông BACnet

BACnet (Building Automation and Control network Protocol) là Giao thức truyền thông của hệ thống điều khiển và tự động hoá toà nhà.

Ngày nay, BACnet đã và đang đƣợc các nhà cung cấp thiết bị chấp nhận một cách rộng rãi nhƣ một chuẩn Quốc tế trong lĩnh vực tự đống hoá toà nhà. BACnet đƣợc sáng lập bởi một hiệp hội các kỹ sƣ trong lĩnh vực cơ điện lạnh tại Mỹ có tên là ASHRAE.[9]

Với tƣ cách là một chuẩn truyền thông mở giành cho toà nhà nó tạo ra nền chuẩn cho phép các thiết bị của các hãng khác nhau trao đổi thông tin với nhau trong toà nhà nhƣ: Cảnh báo, lịch biểu, theo dõi bằng đồ thị và báo cáo. Chính vì vậy, BACnet tỏ ra rất cạnh tranh so với các chuẩn giao thức khác thể hiện ở chỗ:

- Chi phí tích hợp hệ thống thấp. - Tính năng tích hợp hệ thống cao. - Thu việc điều hành về một máy chủ.

- Loại bỏ sự ràng buộc vào một nhà cung cấp thiết bị[9]

2.3.2. Giao thức mạng Ethernet

Ethernet hay còn biết đến dƣới tên gọi IEEE 802.3 là một giao thức mạng chuẩn hóa việc truyền thông tin gói trong mạng cục bộ. Giao thức Ethernet đƣợc xếp vào lớp thứ hai trong mô hình OSI tức tầng data link. Phƣơng thức truyền gói tin của Ethernet là Carrier-Sense Multiple Access/ Collision Detect (CSMA/CD).[9]

chiếu sáng tòa nhà thông minh.

Ở những nơi công cộng nhƣ hành lang, cầu thang, những nơi có không gian lớn hoặc những nơi không cần sự chiếu sáng thƣờng xuyên, việc bật sáng thƣờng xuyên sẽ gây ra tình trạng lãng phí điện, làm giảm tuổi thọ của bóng đèn. Vì vậy chúng ta có thể sử dụng thiết bị cảm biến hồng ngoại để tự động điều khiển bật tắt các thiết bị. Các cảm biến hồng ngoại đƣợc đặt ngay tại nơi cần chiếu sáng, trong vùng quét. Khi có ngƣời đi qua cảm biến hồng ngoại sẽ nhận biết và truyền tín hiệu về bộ điều khiển trung tâm để điều khiển bật tắt thiết bị. Thời gian bật tắt đƣợc tùy biến cài đặt đảm bảo sự chiếu sáng tiện nghi. Do đó việc lắp đặt hệ thống cảm biến không những đảm bảo tính tiện lợi, hiện đại mà còn nâng cao tính hiệu quả tiết kiệm điện, nhất là các tòa nhà lớn.

Mục tiêu của đề tài này là nghiên cứu, thiết kế và chế tạo bo mạch điện tử ứng dụng trong Tự động hóa và xây dựng phần mềm điều khiển cho bo mạch nêu trên để điều khiển bật/ tắt đèn chiếu sáng và điều khiển đóng ngắt các thiết bị điện dân dụng khác một cách tự động nhằm nâng cao đời sống tiện ích cho con ngƣời và tiết kiệm năng lƣợng, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các chuẩn truyền thông và xây dựng một ứng dụng cho hệ thống giám sát, điều khiển, điều hành tòa nhà cao tầng (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)