Hình 1 .11 Mô hình mã mạng lớp vật lý
Hình 1.13 Lập lịch mã mạng lớp vật lý trong chuỗi tuyến tính
Đề xuất ban đầu của mã mạng lớp vật lý trong [11] thảo luận về ứng dụng của nó trong mô hình mạng thông thường, và vấn đề thực thi mã mạng lớp vật lý ở các lớp cao hơn như lập lịch ở lớp MAC và định tuyến. Phần lớn các nghiên cứu tiếp theo của mã mạng lớp vật lý đều tập trung vào kênh chuyển tiếp 2 chiều.
Với phương pháp dùng kênh chuyển tiếp 2 chiều, ta có thể đơn giản để mở rộng kịch bản cho mạng tuyến tính, trong đó hai nút đầu cuối trao đổi thông tin qua một loạt các nút chuyển tiếp giữa chúng. Tính chất lập lịch, được mô tả trong Hình 1.13. Với mạng đa chặng thông thường, có rất nhiều luồng từ điểm đầu cuối tới đầu cuối. Mỗi luồng có 2 nút đầu cuối và các nút trung gian giữa 2 nút coi như là nút chuyển tiếp. Nếu luồng là 2 chiều và có lưu lượng bằng nhau, sau đó có thể sử dụng mã mạng lớp vật lý. Hai nút đầu cuối và các nút trung gian giống như mạng tuyến tính trong hình 1.13. Tuy nhiên , một sự khác biệt trong mô hình mạng tổng thể là nút R có thể không được chỉ định cho 1 luồng mà có thể nhiều luồng giữa các nút. Do đó thời gian truyền của mỗi nút có thể cần phải được phân chia giữa các luồng. Như vậy, ngoài việc lập lịch được thể hiện như trong hình 1.13, lập lịch liên luồng cũng cần được xem xét.
Chƣơng 2. MẠNG DI ĐỘNG AD-HOC (MANET) DỰA TRÊN OFDM
Theo như phần 1.1 đã mô tả, mạng không dây được chia làm hai loại mạng chính: + Mạng hạ tầng có các cổng kết nối hữu tuyến và cố định thường được gọi là các điểm truy cập. Các thiết bị di động trong mạng kết nối và liên lạc với điểm truy cập gần nhất nằm trong bán kính truyền thông của nó;
+ Mạng Adhoc, là một tập hợp các nút mạng di động không dây nằm phân tán về mặt địa lý tạo thành một mạng tạm thời mà không sử dụng bất cứ cấu trúc hạ tầng mạng có sẵn hay sự quản lý tập trung nào. Các nút mạng liên lạc với nhau qua môi trường vô tuyến mà không cần các bộ định tuyến cố định vì vậy mỗi nút mạng phải đóng vai trò như một bộ định tuyến di động có trang bị bộ thu phát không dây. Các bộ định tuyến tự do di chuyển một cách ngẫu nhiên và tự tổ chức một cách tùy tiện vì vậy cấu hình không dây của mạng thay đổi nhanh chóng và không thể đoán trước. Mạng như vậy có thể hoạt động độc lập hoặc kết nối với các mạng hạ tầng tạo thành mạng toàn cầu.
Trong luận văn này, chúng ta nghiên cứu mô hình mạng không dây adhoc và khả năng tích hợp với công nghệ điều chế ghép kênh phân chia tần số trực giao OFDM.
2.1. Mạng Mobile Ad-hoc Network (MANET)
Mạng di động đặc biệt (Mobile Adhoc Netwowk) hay còn gọi là mạng MANET là mạng tự cấu hình của các nút di động kết nối với nhau thông qua các liên kết không dây tạo nên mạng độc lập không phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng mạng. Các thiết bị trong mạng có thể di chuyển một cách tự do theo mọi hướng, do đó liên kết của nó với các thiết bị khác cũng thay đổi một cách thường xuyên.
Hình 2.1: Mô hình mạng MobileAdhoc Network (MANET)
Nguyên lý làm việc của mạng Adhoc bắt nguồn từ năm 1968 khi các mạng ALOHA được thực hiện. Tuy các trạm làm việc là cố định nhưng giao thức ALOHA đã
thực hiện việc quản lý truy cập kênh truyền dưới dạng phân tán, đây là cơ sở lý thuyết để phát triển kỹ thuật truy cập kênh phân tán vào mạng Adhoc.
Năm 1973 tổ chức DARPA đã bắt đầu làm việc trên mạng vô tuyến gói tin PRnet. Đây là mạng vô tuyến gói tin đa chặng đầu tiên. Trong đó các nút hợp tác với nhau để gửi dữ liệu tới một nút nằm ở xa khu vực kết nối thông qua một nút khác. Nó cung cấp cơ chế cho việc quản lý hoạt động trên cơ sở tập trung và phân tán.
Một lợi điểm của làm việc đa chặng so với đơn chặng là triển khai đa chặng tạo thuận lợi cho việc dùng lại tài nguyên kênh truyền về cả không gian, thời gian và giảm năng lượng phát cần thiết.
Sau đó có nhiều mạng vô tuyên gói tin phát triển nhưng các hệ thống không dây này vẫn chưa bao giờ tới tay người dùng cho đến khi chuẩn 802.11 ra đời. IEEE đã đổi tên mạng vô tuyến gói tin thành mạng Adhoc.