Đánh giá các kết quả thu đƣợc từ test

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mạng metro ethernet (Trang 76 - 78)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ METRO ETHERNET

4.3 Đánh giá các kết quả thu đƣợc từ test

Thời gian truyền và nhận các gói tin là 30 giây. Tuy nhiên trong khoảng thời gian đó chúng ta có thể quan sát đƣợc lƣu lƣợng truyền theo thời gian thực từ điểm này đến điểm khác thông qua phần mềm TestCenter.

Hình 4-14: Kết quả Test đo được trên Tester

Sau thời gian truyền 30 giây, kết quả đo đƣợc nhƣ sau:

Kết quả tại máy đo cho thấy số lƣợng gói tin nhận đƣợc tại đầu thu bằng số lƣợng gói tin gửi ra tại đầu phát. Nhƣ vậy không có mất mát gói tin, hay tỉ lệ mất khung trong khoảng thời gian 30 giây bằng không.

Độ trễ khung trung bình trong khoảng thời gian 30 giây cho các kết nối khác nhau nằm trong khoảng 120,76µs đến 121,63 µs. Độ trễ có thể đáp ứng rất tốt cho các nhu cầu truyền dữ liệu, video, voice trên mạng thực tế (theo chuẩn ITU-T G.114 thì độ trễ cho các ứng dụng đƣợc khuyến nghị nhỏ thua 150ms)

Hình 4-15: Tác động của độ trễ đến sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ (theo ITU-T G.114)

Độ trôi khung dịch vụ cho từng kết nối cũng rất nhỏ, chỉ nằm trong khoảng 0,20µs đến 0,34µs. Độ trễ này là chấp nhận đƣợc cho các dịch vụ voice, video, data.

 Packet Loss: 0 packet Loss

 Latency: 120.9us~121.63us

 Jitter: 0.20us~0.34us

Những tham số hiệu năng này chịu ảnh hƣởng của những yếu tố: bộ đệm của thiết bị đƣợc đo kiểm, thời gian đo kiểm, chất lƣợng đƣờng truyền, loại lƣu lƣợng. So với môi trƣờng mạng thực tế và môi trƣờng phòng Lab thì các yếu tố liên quan đến thiết bị và thời gian đo kiểm là giống nhau, chỉ khác nhau ở yếu tố chất lƣợng đƣờng truyền và lƣu lƣợng.

Về thiết bị đƣợc test sử dụng Cisco router 7600 với bộ điều khiển SUP 720 có năng lực xử lý cao đến 720Gbps. Thiết bị sử dụng trƣờng chuyển mạch dùng chung có bộ đệm đến 512KB và bộ nhớ Ram 512MB, hàng đợi cho phép đến 4 hàng đợi song song nên ảnh hƣởng về hiệu năng tại thiết bị là rất nhỏ.

Về thời gian test là 30 giây cho phép quan trắc lƣu lƣợng cho một kết nối thông thƣờng. Đây cũng là thời gian mà các nhà khai thác dịch vụ yêu cầu đo kiểm (VNPT, Viettel) trong thực tế. Vì vậy kết quả đo kiểm phản ánh trung thực hiệu năng hệ thống mạng trong thực tế.

Bài test này đƣợc thực hiện trong phòng Lab, môi trƣờng truyền tƣơng đối lý tƣởng. Tuy nhiên bài test đƣợc thực hiện với số lƣợng gói tin lớn với kích thƣớc đa dạng, đƣợc truyền hai chiều nên cũng phần nào sát với thực tế trên mạng thực. Các tham số hiệu năng thƣờng bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố khoảng cách truyền dẫn, số lƣợng các gói tin truyền đồng thời, chất lƣợng đƣờng truyền. Tuy nhiên ở đây đƣờng truyền cáp quang có tốc độ truyền dẫn cao nên độ trễ cũng rất thấp. Theo Annex A khuyến nghị G.114 của ITU-T thì độ trễ theo độ dài 1km cáp quang là khoảng 5 µs. Với khoảng cách truyền dẫn trên hệ thống mạng thực tế dƣới 40Km thì độ trễ do chiều dài cáp quang cũng chỉ khoảng 200µs. Với kết quả đo đƣợc trong phòng Lab, thì độ trễ thực tế trên mạng thực cũng nhỏ thua 400 µs. Độ trễ này là chấp nhận đƣợc với các dịch vụ voice, video và data.

Tỉ lệ mất gói tin thƣờng bị ảnh hƣởng bởi chất lƣợng đƣờng truyền, độ dài truyền dẫn, công suất phát, độ nhạy thu. Với khoảng cách thực tế trong khoảng 10-30km, sử dụng đầu connector và cáp quang đơn mode thì các yếu tố nêu trên

hầu nhƣ không thay đổi giữa thực tế so với trong phòng Lab. Vì trong phòng Lab với khoảng cách nhỏ thua 10m đã phải sử dụng thêm bộ suy hao 10db, trong khi suy hao cho khoảng cách thực tế cho khoảng cách 30Km cũng chỉ khoảng 15db. Tỉ lệ lỗi Bit chỉ khoảng 10-12

đến 10-9 đối với cáp quang, nên trong hệ thống mạng thực tế so với trong phòng Lab yếu tố khoảng cách truyền dẫn hầu nhƣ không ảnh hƣởng đến kết quả đo tham số tỉ lệ mất khung.

Đối với cáp quang đơn mode, độ trôi khung ít khi bị ảnh hƣởng bởi khoảng cách mà chủ yếu bị ảnh hƣởng bởi sự chênh lệch về định thời tại hai đầu thu và phát. Đối với hệ thống mạng MEN, các xung đồng hồ dựa trên đồng hồ nội bộ tại các thiết bị chuyển mạch. Do đó môi trƣờng phòng Lab và môi trƣờng thực tế hầu nhƣ không khác nhau. Vì vậy tham số độ trôi khung đo đƣợc trong phòng Lab so với trên mạng thực tế sẽ không có sự sai khác nhau nhiều.

Với những điều kiện tƣơng đƣơng giữa môi trƣờng phòng Lab và môi trƣờng mạng thực tế, kết quả đo đƣợc trong phòng Lab là kết quả có thể chấp nhận đƣợc để có thể triển khai trên mạng thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mạng metro ethernet (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)