Với những ƣu điểm mà công nghệ thực tại ảo mang lại, hẳn ai cũng muốn đƣợc trải nghiệm những ứng dụng của nó. Với những học sinh trung học phổ thông, các em rất mong muốn đƣợc quan sát những thí nghiệm mà đƣợc xây dựng bằng công nghệ thực tại ảo. Chắc chắn các em sẽ có những cái nhìn trực quan, những tƣ duy logic và sáng tạo về nội dung kiến thức mà các em đang đƣợc học. Đặc biệt những kiến thức liên quan đến sự điện phân là một trong những trọng tâm của kiến thức môn Hóa học và Vật lý. Những nội dung kiến thức này xuất hiện trong các kỳ thi quan trọng của các em nhƣ kì thi học sinh giỏi, kì thi tốt nghiệp và kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Khi mô phỏng sự điện phân, đòi hỏi những nhà thiết kế phải làm sáng tỏ các hiện tƣợng diễn ra trong dung dịch bình điện phân (nếu là điện phân dung dịch). Đó là sự di chuyển các điện tích về hai cực của nguồn điện. Sẽ phức tạp hơn nếu là sự điện phân dƣơng cực tan, bởi lẽ ngoài việc các điện tích di chuyển về 2 điện cực, còn có sự tan dần của cực dƣơng. Quá trình mô phỏng phải làm sáng tỏ thêm quá trình ăn mòn ở anot để các em hiểu đƣợc bản chất của vấn đề.
Sau khi nghiên cứu đặc điểm của sự điện phân dƣơng cực tan, những tính năng hữu ích có trong kĩ thuật Particles, cùng với sự định hƣớng sáng suốt của giáo viên hƣớng dẫn, tôi lựa chọn kĩ thuật Particles để mô phỏng sự điện phân dƣơng cực tan.
Chƣơng 2
KĨ THUẬT MÔ PHỎNG PARTICLES