:Tình hình nhân lực và thu nhập bình quân lao động giai đoạn 2016-2018

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích sự hài lòng của nhà bán lẻ đối với hệ thống kênh phân phối cà phê rang xay của công ty cà phê Đồng Xanh (GFC) tại Thừa Thiên Huế (Trang 50 - 69)

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Lao động bình quân/năm (người) 6 12 18 Bình quân thu nhập (triệu đồng) 3.000.000 3.500.000 4.500.000 (Theo phòng kế toán GFC)

Với mức thu nhập này thì được xem là khá ổn định với mức sống ở thành phố Huế. Công ty GFC cũng đang liên tục có những điều chỉnh về thu nhập của lao động trong công ty để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho nhân viên công ty mình, tạo ra niềm phấn khởi, động lực trong công việc cho nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, cùng nhau đoàn kết phát triển công ty lớn mạnh hơn trong tương lai.

2.1.4.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

Bảng 2.6: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh công ty GFC giai đoạn 2016- 2018 Nội dung ĐVT TT 2016 TT 2017 KH 2018 TT 2018 So với cùng kì TT/KH Sản lượng Robusta sản xuất kg 5.944 18.292 18.047 18.115 99,03% 100,38% Sản lượng Robusta tiêu thụ kg 991 3.102 19.301 21.401 121,94% 101,19% Sản lượng Arabica sản xuất kg 5.734 17.551 19.301 21.401 121,94% 110,88% Sản lượng Arabica tiêu thụ kg 956 2.925 3.216 3.514 120,14% 109,27% Doanh thu thuần Trđ 97,850 296,180 284,020 299,070 100,98% 105,30% Giá vốn hàng bán Trđ 89,640 265,780 250,480 263,670 99,21% 105,27%

(Nguồn theo phòng kế toán GFC)

Trong giai đoạn 2017-2018, cơ bản thì công ty GFC đã đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch, cụ thể:

- Về sản xuất: Năm 2018, công ty GFC đã sản xuất được 18.115 kg Robusta, lớn hơn 0,38% so với kế hoạch, đạt 99.03% so với cùng kỳ. Sản lượng Arabica sản xuất đạt 21.401 kg, lớn hơn 10.88% so với kế hoạch, đạt 121.94% so với cùng kỳ. Qua đây cho thấy công ty đã có sự tăng cường về sản xuất, đảm bảo luôn có dồi dào cà phê cung cấp cho thị trường.

- Về tiêu thụ: Công ty đã tiêu thụ 21.401 kg Robusta, tăng 1.19% so với kế hoạch, tiêu thụ 3.514 kg Arabica, vượt 9.27% so với kế hoạch. Qua đây cho thấy thị

- Doanh thu thuần cũng đạt 299,070 triệu đồng, vượt 5.3% so với kế hoạch tương đương 15,05 triệu đồng, tăng 0.98% so với cùng kì năm trước.

- Giá vốn hàng bán cũng tăng 5.27% so với kế hoạch nhưng so với cùng kì thì giảm 0.79%

Nhìn chung, qua các năm trở lại đây thì sản lượng cà phê của công ty GFC sản xuất đã có sự tăng trưởng nhanh chóng và có những dấu hiệu tích cực trong tương lai. Đây chính là kết quả cửa sự nổ lực mở rộng thị trường của tất cả các nhân viên của công ty cùng ban lãnh đạo.

2.4.1.3. Tình hình tài sản - nguồn vốn giai đoạn 2016-2018

Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn vốn công ty GFC giai đoạn 2016-2018

ĐVT: Nghìn đồng

(Nguồn theo phòng kế toán GFC)

Qua số liệu có thể thấy tình hình cơ cấu cũng như mức độ tăng giảm về tài sản và nguồn vốn của công ty. Cụ thể:

Chỉ tiêu Năm So sánh

2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017

Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % Tài sản ngắn hạn 149.11 4 67.97 153.566 65.91 161.545 66.27 4.452 2.99 7.979 5.20 Tài sản dài hạn 70.264 32.03 79.438 34.09 82.205 33.72 9.174 13.06 2.767 3.48 Tổng tài sản 219.37 8 100.00 233.004 100.00 243.750 100.0 0 13.626 6.21 10.746 4.61 Nợ ngắn hạn 125.18 3 57.06 139.869 60.03 145.548 59.71 14.686 11.73 5.679 4.06 Nợ dài hạn 9.710 4.43 7.541 3.24 6.757 2.77 -2.169 -22.34 -0.784 -10.04 Nguồn vốn chủ sở hữu 84.485 38.51 85.594 36.73 91.449 37.52 1.109 1.31 5.855 6.84 Tổng nguồn vốn 219.37 8 100.00 233.004 100.00 243.754 100.0 0 13.626 6,21 10.750 4.61

Đối với công ty cà phê GFC thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty. Trong năm 2017, tài sản ngắn hạn tăng lên 2,99% so với năm 2016 và và năm 2018 tăng lên 5,2%. Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn và có xu hướng tăng dần qua các năm. Trong năm 2017 tài sản dài hạn tăng 13,06% so với năm 2016 và con số này tiếp tục tăng thêm 3,48% vào năm 2018 so với năm 2017. Sở dĩ có sự chênh lệch giữa hai loại tài sản này là vì công ty GFC đang từng bước mở rộng thị trường và được sự ủng hộ của nhiều nhà phân phối nên sản lượng tiêu thụ cà phê của công ty ngày càng tăng, công ty phải nhập số lượng cà phê lớn để đảm bảo cung cấp trên thị trường, mà cà phê nhập vào thuộc tài sản ngắn hạn.

Bên cạnh đó, nguồn vốn của công ty chủ yếu là đi vay nên nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn. Năm 2017, nợ phải trả giảm 10.61% so với năm 2016, trong đó nợ ngắn hạn tăng 11,73% và nợ dài hạn giảm 22,34%. Năm 2018, nợ phải trả giảm 5,98% so với năm 2017, trong đó nợ ngắn hạn tăng 4.06% và nợ dài hạn giảm 10,04%. Đồng thời thì nguồn vốn chủ sở hữu cũng có xu hướng tăng, cụ thể thì giá trị này năm 2017 tăng 1.31% so với năm 2016, và tiếp tục tăng 6,84% vào năm 2018 so với năm 2017. Có thể thấy, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu của công ty đều tăng lên chứng tỏ công ty đã sử dụng ngày càng tốt hơn lượng vốn vào các hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các chính sách công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu.

2.4.1.4. Tình hình tiêu thụ cà phê rang xay của công ty GFC tại Huế

Theo số liệu từ phòng kế toán công ty GFC cung cấp, ta có bảng số liệu về tình hình tiêu thụ cà phê rang xay trong 3 năm gần đây như sau:

Bảng 2.8: Tình hình tiêu thụ cà phê rang xay của công ty GFC trong giai đoạn 2016-2018 Loại kênh 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Sản lượng (kg) % Sản lượng (kg) % Sản lượng (kg) % Sản lượng (kg) % Sản lượng (kg) % Kênh trực tiếp 641 32.92% 1835 30.45% 6619 26.57% 5978 - 2.47% 4143 - 3.88% Kênh gián tiếp 1306 67.08% 4192 69.55% 18296 73.43% 2886 2.47% 14104 3.88%

Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy sản lượng cà phê rang xay của công ty GFC tăng nhanh qua các năm và chủ yếu thu được từ kênh phân phối gián tiếp. Điều này cho thấy vai trò rất quan trọng của các trung gian phân phối trong hoạt động kinh doanh của công ty.

Đối với kênh phân phối trực tiếp: Tỷ trọng sản lượng của kênh này giảm đều qua các năm. Cụ thể tổng sản lượng kênh này chiếm 32.92% năm 2016, qua năm 2017 giảm 2.47% và tiếp tục giảm 3.88% vào năm 2018 trong tỷ trọng tổng sản lượng tiêu thụ. Tuy vậy sản lượng tiêu thụ mỗi năm vẫn tăng lên nhanh chóng, từ 641kg/năm, qua năm 2017 con số đó tăng thêm 5978kg và tiếp tục tăng thêm 4143 kg vào năm 2018 so với năm 2017. Kênh này cung cấp cà phê cho khách hàng chủ yếu từ lực lượng bán hàng của công ty. Khách hàng mua cà phê và thanh toán trực tiếp cho người bán với giá niêm yết của công ty. Đây là hình thức bán hàng khá quan trọng đối với công ty. Việc thanh toán trực tiếp sẽ đảm bảo nguồn vốn chu chuyển cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, chi phí cho hoạt động của kênh thấp, công ty có thể bán với giá cao hơn so với giá bán cho các đại lí nên lợi nhuận thu về sẽ cao hơn. Ưu điểm của kênh này là dễ kiểm soát, dễ quản lí và chỉ cung cấp sản phẩm cà phê của công ty, các thông tin phản hồi từ khách hàng sẽ được truyền tải đến đội ngũ nhân viên của công ty nhanh và chính xác hơn. Tuy nhiên, kênh này chỉ hoạt động trong phạm vi hẹp nên khó có thể bao phủ thị trường.

Đối với kênh phân phối gián tiếp: Đây là hình thức phân phối chính của công ty, trong năm 2016 đến 2018 thì kênh này chiếm khoảng từ 67-73% tổng sản lượng tiêu thụ cà phê rang xay tiêu thụ ra thị trường với sản lượng mỗi năm tăng lên nhanh chóng. Từ chiếm 67.08% tổng sản lượng tiêu thụ vào năm 2016, đến năm 2017 tăng thêm 2.47% ứng với việc tăng 2886kg/năm và con số đó tiếp tục tăng thêm 3.88% ứng với 14104kg vào năm 2018 so với năm 2017. Đối với kênh này thì công ty thông qua các nhà bán lẻ để cung cấp cà phê đến người tiêu dùng cuối cùng. Kênh phân phối này giúp công ty có thể phổ biến rộng rãi sản phẩm của mình ở nhiều thị trường và bao phủ thị trường rộng hơn. Tuy nhiên, công ty sẽ khó trong việc kiểm soát kênh và các trung gian có thể trục lợi từ sản phẩm của công ty, các trung gian dễ bị các đối thủ cạnh tranh lôi kéo khi có những lợi ích hấp dẫn hơn

Như vậy, thông qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cà phê GFC trong ba năm vừa qua ta thấy được những dấu hiệu phát triển khá tốt và tích cực. Bên cạnh việc nổ lực phát huy những điểm mạnh và hướng đi đúng đắn cho mình thì công ty cũng nên cần tìm ra những hạn chế trong quy trình tổ chức kinh doanh hiện tại của công ty để khắc phục kịp thời, đảm bảo công ty hoạt động ổn định. Với thị trường đầy biến động như hiện nay, thêm vào đó là sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh thì việc công ty tiến hành những nghiên cứu, dõi theo thị trường để có những giải pháp kịp thời đảm bảo hiệu quả hoạt động của công ty là một điều hết sức quan trọng.

2.2. Thực trạng hệ thống kênh phân phối cà phê rang xay của công ty GFC trênđịa bàn TT Huế địa bàn TT Huế

2.2.1. Kênh phân phối cà phê rang xay của công ty GFC

kkkkkkkkkkkkkkk Kênh gián tiếp Kênh trực tiếp

Sơ đồ 2.5: Kênh phân phối cà phê rang xay của công ty GFC

Hiện tại thì công ty cà phê GFC có hai kênh phân phối:

Kênh trực tiếp: Công ty Người tiêu dùng cuối cùng:

Công ty sản xuất và cung cấp cà phê trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng mà không qua bất cứ trung gian nào. Người tiêu dùng có thể mua hàng trực tiếp khi đến tại xưởng của công ty hoặc thông qua các lực lượng bán hàng, qua các kênh bán hàng online của công ty. Trong kênh thì vai trò của các nhân viên sales rất quan trọng trong việc chào hàng. Khách hàng ở đây đa số là các cá nhân mua sử dụng tại gia đình, làm quà tặng, các chủ quán cà phê mua cà phê về để pha chế tại quán,.. Việc nắm bắt và tương tác kịp thời của nhân viên với các khách hàng này để tư vấn, chào hàng, biến các khách hàng này trở thành khách hàng trung thành của công ty cũng là một cách nhanh chóng mở rộng kênh phân phối này.

Công ty cà phê GFC

Nhà bán lẻ Người

tiêu dùng

Kênh gián tiếp: Công ty Nhà bán lẻ Người tiêu dùng cuối cùng:

Ở kênh này thì người tiêu dùng cuối cùng có thể mua cà phê thông qua các cửa hàng, các showroom, minimart, các quán cà phê, trong các khách sạn,…những nơi trưng bày và bán sản phẩm của công ty. Trong kênh thì vai trò của các nhân viên sales rất quan trọng trong việc chào hàng ở các điểm bán lẻ. Càng có nhiều điểm bán lẻ thì sản phẩm của công ty càng đến gần với nhiều người tiêu dùng. Các nhân viên sales của công ty có nhiệm vụ tìm kiếm, chăm sóc và mở rộng các điểm bán lẻ. Ngoài ra, nếu không thông qua các nhân viên thì các điểm bán lẻ cũng có thể liên hệ trực tiếp với công ty để đặt hàng và mua hàng về bán. Hiện tại thì công ty GFC chưa có quy định nào cụ thể về giá bán lẻ nhưng công ty luôn sẵn sàng can thiệp nếu giá bán lẻ đó vượt mức hoặc ảnh hưởng không tốt đến doanh thu và giảm uy tín của công ty trên thị trường.

Ưu và nhược điểm của cấu trúc kênh phân phối cà phê rang xay của công ty GFC

Ưu điểm:

 Kênh phân phối khá đơn giản, dễ dàng quản lí và kiểm soát.

 Công ty không phải đầu tư nhiều vào việc xây dựng cơ sở vật chất, hệ thống cửa hàng,… cho khâu tiêu thụ. Tận dụng được nguồn lực về tài chính, cơ sở vật chất,..của các nhà bán lẻ, phục vụ cho việc tiêu thụ cà phê của công ty.

 Kiểm soát tốt hơn nhu cầu của thị trường, nhờ vào việc đặt hàng của các nhà trung gian thương mai mà công ty có thể tối thiểu chi phí kho bãi hoặc tồn kho. Bên cạnh đó cũng nắm bắt được những biến động của thị trường, từ đó có kế hoạch sản xuất phù hợp.

 Tận dụng tốt mô hình các nhà bán lẻ, thông qua các trung gian giúp mở rộng quy mô về thị trường ở mặt địa lí, đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở nhiều nơi và giảm chi phí vận chuyển.

 Phương thức này mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty.

 Rút ngắn thời gian lưu thông hàng hóa, hàng hóa nhanh chóng đến tay người tiêu dùng cuối cùng, tiết kiệm chi phí bán hàng, giảm bớt được những mối quan hệ giữa công ty với người tiêu dùng.

 Kênh phân phối cà phê rang xay hiện tại được xây dựng phù hợp với đặc điểm, khả năng và thị trường hiện có của công ty, đảm bảo cho việc mở rộng thị trường về sau.

Nhược điểm:

 Công ty gặp khó khăn hơn trong việc kiểm soát hoạt động bán hàng vì các hoạt động này diễn ra ở các đại lí bán lẻ và được các đại lí bán lẻ này giám sát.

 Lệ thuộc vào các nhà bán lẻ, thiếu chủ động trong quản lý và tiếp cận với khách hàng.

 Tạo ra sự cạnh tranh giữa các trung gian phân phối. Các nhà bán lẻ cạnh tranh nhau trong việc tiêu thụ sản phẩm và thu hút khách hàng. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn trong hệ thống kênh phân phối cà phê của công ty.

 Công ty phải tốn nhiều chi phí hơn trong việc tuyển dụng thêm nhân viên để chăm sóc các nhà bán lẻ, hỗ trợ công tác bán hàng ở các cửa hàng, nhà bán lẻ.

Nhận xét: Nhìn chung, công ty đã xây dựng được một kênh phân phối khá phù hợp với khách hàng mục tiêu của mình. Được biết công ty đang tích cực trong việc đẩy mạnh kênh phân phối, cố gắng cắt giảm chi phí tối đa mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, mang đến sự hài lòng nhất cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, nhận thấy việc tìm kiếm các nhà phân phối những vùng xa thành phố, những nơi mà công ty khó trong việc tiếp cận người tiêu dùng sẽ giúp cho khả năng phân phối của công ty được phát triển, mở rộng hơn.

2.2.3. Thực trạng hoạt động của hệ thống kênh phân phối cà phê rang xay của côngty trên địa bàn thành phố Huế ty trên địa bàn thành phố Huế

2.2.3.1. Công tác tuyển chọn thành viên kênh

Lực lượng bán hàng của công ty bao gồm:

Lực lượng bán hàng tại công ty: gồm 2 nhân viên kinh doanh, nhân viên marketing,.. thực hiện công việc như tư vấn, nhận đơn hàng, chào hàng trên các kênh

Lực lượng bán hàng ngoài công ty: gồm 13 nhân viên kinh doanh đi tìm kiếm khách hàng, chào hàng và nhận đơn hàng trực tiếp từ các nhà bán lẻ.

Công ty có quy định một số tiêu chí để tuyển chọn lực lượng bán hàng tại công ty và ngoài công ty như:

 Có độ tuổi từ 20 đến 35 tuổi.

 Tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên.

 Có tinh thần trách nhiệm trong công việc, vui vẻ, hòa đồng, chịu khó, sẵn sàng đi thị trường để tìm kiếm khách hàng cho công ty.

 Hiểu biết cơ bản về các loại cà phê của công ty.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích sự hài lòng của nhà bán lẻ đối với hệ thống kênh phân phối cà phê rang xay của công ty cà phê Đồng Xanh (GFC) tại Thừa Thiên Huế (Trang 50 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)