2.5.2.1. Thiết lập topology
Thiết lập, mã hoá các quan hệ giữa các điểm, các cung và các vùng để tạo nên các thực thể. Trong quá trình thiết lập topology một số bảng mới đ−ợc thiết lập để l−u các điểm nút, các cung và các vùng. Các b−ớc chính sẽ phải tiến hành khi thiết lập topology bao gồm:
- Sắp lại dữ liệu trong tệp l−u toạ độ bản đồ sao cho trục y tăng dần. - Loại bỏ bớt các điểm và các đ−ờng d− thừa.
- Kiến tạo bảng nút. - Kiến tạo bảng cung. - Kiến tạo bảng vùng.
2.5.2.2. Loại bỏ điểm d− thừa
Tất cả các ph−ơng pháp số hoá bản đồ đều phát sinh ra nhiều điểm, đoạn thẳng hơn số l−ợng cần thiết. Số liệu mà máy tính nhận đ−ợc từ bàn số hoá là các toạ độ điểm của một lớp (layer). Các lớp địa lý đ−ợc tạo ra nh− một dãy liên tục của các điểm nối với nhau từng đôi một.
E={(X1,Y1), (X2,Y2),..., (Xn,Yn)}
Các toạ độ này đ−ợc phát sinh do ng−ời sử dụng nhấn bàn phím một cách ngẫu nhiên. Vì vậy hai điểm liên tiếp đ−ợc phát sinh có thể trùng nhau, có thể cùng nằm trên một đ−ờng thẳng hoặc có thể gần nhau đến mức không cần thiết.
Ph−ơng pháp này đ−ợc sử dụng sau khi đã tạo topology cho bản đồ, có nghĩa là chúng ta đã có bảng nút (node) và bảng cung (arc) từ tập dữ liệu sơ khai.
x5,y5 ) ) ) ) ) ) ) ) ) ) d t4 t3 t2 t1 x6,y6 x4,y4 x3,y3 x2,y2 x1,y1
Coi toạ độ thứ nhất của cung là điểm chốt và toạ độ cuối là điểm di động. Hai điểm này tạo thành một đoạn thẳng. Trên hình vẽ là đoạn thẳng d: (x1,y1),(x6,y6). Tính tất cả các khoảng cách từ các điểm nằm giữa điểm chốt và điểm di động tới đoạn thẳng d ta đ−ợc các giá trị t1, t2, t3, t4. Nếu tất cả các khoảng cách đó đều nhỏ hơn giá trị T cho phép thì d là một phần của lớp (Layer) bản đồ đang xét. Các điểm nằm giữa điểm chốt và điểm di động đ−ợc loại bỏ. Điểm cố định mới là điểm di
động hiện hành, và điểm di động sẽ đ−ợc gán lại. Nếu điều kiện không thoả mãn, có nghĩa là có điểm phải đ−ợc giữ lại. Điểm có khoảng cách t>T và ở xa điểm chốt nhất trở thành điểm di động mới. Trên hình vẽ điểm (x5,y5) đ−ợc chọn. Công việc đ−ợc tiếp tục với đoạn thẳng nối từ điểm chốt tới điểm di động mới. Kết quả là tất cả các điểm đã đóng vai trò điểm cố định sẽ đ−ợc giữ lại cho lớp bản đồ.
Ngoài ra còn một số thuật toán xử lý thông tin bản đồ nh−: thuật toán lập bản đồ chuyên đề; Thành lập bản đồ mật độ; Thuật toán phủ và vùng đệm; Xác định vị trí đặt nhãn trên bản đồ; Tìm kiếm đối t−ợng trên bản đồ; Tìm đ−ờng đi ngắn nhất; Các bài toán về tính toán trên bản đồ (tính diện tích, chu vi, độ dài).
Ch−ơng 3: Chuẩn hoá dữ liệu bản đồ
Trong xã hội hiện đại, công nghệ thông tin có một vai trò quan trọng trong việc thu thập và quản lý thông tin. Để quản lý các dữ liệu có tính không gian (có vị trí địa lý), ng−ời ta sử dụng Hệ thống Thông tin Địa lý (Geographic Information System - GIS) để quản lý. Một trong những vấn đề lớn khi quản lý, trao đổi thông tin là thông tin cần phải đ−ợc chuẩn hóa. Chuẩn hoá là công việc là cần thiết khi ng−ời dùng GIS muốn tích hợp hệ thống của mình với các phần cứng khác, với các phần mềm GIS khác nhau và các nguồn dữ liệu khác nhau. Chuẩn là cần thiết khi trao đổi dữ liệu trên mạng, tạo khả năng truy nhập dữ liệu số đ−ợc phân bố ở các vị trí địa lý khác nhau, chia sẽ dữ liệu giữa các cơ quan, công ty, thậm chí giữa các n−ớc.
Đinh h−ớng của Bộ tài nguyên và Môi tr−ờng là xây dựng một Hệ thống thông tin đất đai thống nhất toàn quốc. Để có thể có một CSDL địa chính thống nhất tích hợp từ các CSDL địa chính con tại các Sở Tài nguyên và Môi tr−ờng, Bộ tài nguyên và Môi tr−ờng phải có các chuẩn chung.
Trong bất kỳ một CSDL đ−ợc đ−a vào sử dụng chung đều phải tiến hành chuẩn hoá dữ liệu. Có nh− vậy việc khai thác dữ liệu mới có thể chia sẻ cho nhiều đối t−ợng sử dụng, việc hiện chỉnh dữ liệu từ nhiều nguồn mới đảm bảo tính thống nhất. CSDL tài nguyên đất đai đ−ợc thiết lập trên cơ sở tập hợp dữ liệu thu thập từ các đơn vị thuộc Bộ tài nguyên và Môi tr−ờng và các sở địa chính cấp tỉnh. Ngoài ra còn thêm một số dữ liệu từ các nguồn ở các cơ quan điều tra cơ bản khác. Ng−ời sử dụng rất đa dạng từ ngành địa chính cả trung −ơng và các cấp địa ph−ơng, từ các cơ quan quản lý Nhà n−ớc, từ các bộ ngành khác, từ các tổ chức trong n−ớc và ngoài n−ớc, từ các đối t−ợng là c− dân có nhu cầu. Trong khung cảnh nh− vậy việc chuẩn hoá dữ liệu, hệ thống thiết bị, tổ chức quản lý phải rất thống nhất.
Hiện nay tập hợp dữ liệu của ngành địa chính đã khá lớn. Một phần ở dạng truyền thống trên giấy, một phần ở dạng số nh− trong nhiều định dạng (format) khác nhau, một phần đã ở dạng thống nhất theo định h−ớng của Bộ tài nguyên và Môi tr−ờng. Vấn đề đặt ra là phải xem xét biện pháp định chuẩn và chuẩn hoá dữ liệu nh− thế nào để thu đ−ợc một CSDL thống nhất. Các vấn đề cần giải quyết nh− sau:
- Xác định chuẩn dữ liệu thống nhất .
- Xây dựng quy trình thống nhất để chuyển các dữ liệu cũ về dạng chuẩn đã định; xây dựng quy trình thống nhất về thu thập dữ liệu để có đ−ợc các dữ liệu chuẩn.