Chương 3 Thuật toán định tuyến theo vùng ZRP 3.1 Giới thiệu chung
3.2.4.3. Phương pháp phát hiện truy vấn đã xử lý QD1 và QD
Nhằm hạn chế hơn nữa lưu lượng các gói tin yêu cầu định tuyến dư thừa truyền trên mạng, hai phương pháp phát hiện truy vấn đã xử lý (Query Detection) được triển khai trong thành phần truy vấn ngoại biên BRP được gọi là QD1 và QD2 [7], [8], [22].
Như đã biết, các trạm làm việc thuộc cây truy vấn ngoại biên (cây được xây dựng bởi thành phần BRP) phải chịu trách nhiệm chuyển tiếp gói tin yêu cầu định tuyến. Do vậy, chúng có thể ghi nhớ các truy vấn đã chuyển tiếp và lần sau, khi gặp lại truy vấn đó, chúng sẽ phát hiện ra truy vấn đã được xử lý. Đó là kỹ thuật phát hiện truy vấn đã xử lý QD1.
Trong mạng đơn kênh (mạng chỉ sử dụng một tần số tín hiệu - single channel network), tất cả các trạm làm việc thuộc vùng phủ sóng của trạm đang truyền gói tin yêu cầu định tuyến đều có thể thu được nội dung gói tin yêu cầu định tuyến. Chúng chỉ đơn giản ghi nhớ truy vấn này và biết rằng truy vấn đã được xử lý. Lần sau khi gặp lại truy vấn này, chúng sẽ loại bỏ gói tin yêu cầu định tuyến. Đây là kỹ thuật phát hiện truy vấn loại QD2, còn được gọi là kỹ thuật loại bỏ truy vấn bằng phương pháp nghe trộm (eavesdropping).
Hình 24 minh họa cả hai kỹ thuật phát hiện truy vấn đã xử lý. Trong đó, S gửi gói tin yêu cầu định tuyến đến hai trạm làm việc ngoại biên B và D thông qua các trạm A và C. Do đó, các trạm A, C có thể phát hiện truy vấn bằng kỹ thuật phát hiện truy vấn QD1. Nếu kỹ thuật phát hiện truy vấn QD2 được áp dụng, thì khi A gửi gói tin yêu cầu định tuyến đi, E, mặc dù không thuộc cây truy vấn ngoại biên nhưng nằm trong vùng phủ sóng của A nên cũng có thể thu được nội dung gói tin yêu cầu định tuyến và ghi nhớ rằng truy vấn này đã được xử lý trong vùng. Các gói tin yêu cầu định tuyến lặp lại sau đó sẽ bị E loại bỏ.
Hình 24. Kỹ thuật phát hiện truy vấn đã xử lý