Lựa chọn thiết bị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển phần mềm nhúng cho các thiết bị cầm tay trên nền tảng android (Trang 36 - 39)

2.1 .Tổng quan về Android

3.1. Lựa chọn phần cứng

3.1.2. Lựa chọn thiết bị

Bản thân trong đặc điểm của Android là nó được thiết kế để hỗ trợ một loạt các nền tảng và cấu hình phần cứng cho thiết bị cầm tay. Vậy trong phần này tôi xin đề xuất các yêu cầu thiết bị tối thiểu như sau [31].

3.1.2.1. Bộ vi xử lý

Khi nói đến bộ vi xử lý trong thiết bị di động cầm tay hiện nay thực chất là nói đến hệ thống trên chip, mà người ta hay gọi là SoC. Nó là một thành phần kết hợp của nhiều thứ như CPU, chíp xử lý đồ họa GPU, RAM, trình điều khiển USB, các công nghệ hỗ trợ truy cập không dây và một số thứ khác. Làm sao có thể đưa tất cả những thành phần quan trọng này trên một thiết bị cầm tay nhỏ gọn, để giảm kích thước, tiết kiệm điện năng hiệu quả, giảm chi phí lắp ráp sản phẩm.

Bộ vi xử lý trên thiết bị di động cầm tay đóng vai trò như bộ não, đảm nhiệm công việc xử lý mọi tác vụ của thiết bị. Trên thị trường hiện nay có một số loại vi xử lý thông dụng trong Tablet là ARM, Intel PDA, VIA, NVIDIA, … Vi xử lý ARM (Acorn RISC Machine) là một loại cấu trúc vi xử lý 32 bit kiểu RISC (Reduced Instruction Set Computer – máy tính với tập lệnh đơn giản hóa) được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống nhúng. Với ưu điểm tiết kiệm năng lượng, bộ vi xử lý ARM được tìm thấy ở

trong các sản phẩm thiết bị di động cầm tay và thiết bị ngoại vi, do các sản phẩm này cần phải tiêu tốn điện năng thấp. Nên với thiết bị VNUpad tôi đưa ra đề xuất sử dụng bộ vi xử lý ARM.

Hiện nay, có hai loại vi xử lý ARM được dùng phổ biến là: ARM Cortex-A8 và ARM Cortex-A9. Cả hai loại vi xử lý này đều sử dụng kiến trúc ARMv7. Trong đó, ARM Cortex-A8 là vi xử lý lõi đơn, còn ARM Cortex-A9 là bộ vi xử lý nhiều lõi (có thể lên tới bốn lõi).

Ngoài cấu trúc vi xử lý ra thì tốc độ của bộ vi xử lý cũng rất quan trọng. Do đặc thù của thiết bị cần sử dụng các ứng dụng thông thường, vào Internet đọc tin tức, đọc sách và giải trí, … nên chọn tốc độ xử lý cho thiết bị khoảng trên 1GHz là đủ dùng.

3.1.2.2. Bộ nhớ

Trong thiết bị cầm tay thì hệ điều hành được cài đặt sẽ ảnh hưởng nhiều đến dung lượng bộ nhớ. Tuy nhiên đối với thiết bị cầm tay sử dụng hệ điều hành Android chỉ cần sử dụng bộ nhớ thấp hơn các hệ điều hành khác. Đây là một tiêu chí quan trọng để lựa chọn dung lượng bộ nhớ cho VNUpad, có thể chọn bộ nhớ khoảng 521MB hoặc hơn.

Song song với bộ nhớ RAM, thiết bị cầm tay thường sử dụng bô nhớ SSD (Solid-state drive) để lưu trữ dữ liệu, chúng có ưu điểm là nhỏ gọn và truy cập tốc độ nhanh, khả năng lưu trữ đủ dùng cho các ứng dụng. Ta có thể chọn lựa từ 16GB, 32GB hoặc 64GB.

3.1.2.3. Màn hình

Đa số thiết bị cầm tay được trang bị màn hình LCD cảm ứng với công nghệ đa điểm giúp người sử dụng thuận tiện khi điều khiển, đặc biệt là cảm ứng điện dung, có độ nhạy cao, tuy nhiên có nhược điểm là chi phí cao hơn. Để có chế độ hiển thị tốt thì độ phân giải màn hình thông thường là 1024x768, đặc biệt là thiết bị VNUpad hay sử dụng trang web thì cần được trang bị. Giúp thiết bị hiển thị rõ, độ nhạy cao, thao tác dễ dàng.

3.1.2.4. Kết nối mạng

Kết nối mạng là điều không thể thiếu với trên thiết bị cầm tay, nên hầu hết chúng đều được hỗ trợ kết nối mạng không dây WiFi. Trên thị trường hiện nay một số thiết bị cầm tay đời mới tốc độ có thể đạt tới 300Mbit/s theo chuẩn 802.11n, ngoài ra còn hỗ trợ kết nối 2G và 3G của mạng di động.

Với thị trường như thế, VUNpad có thể kết nối mạng không dây WiFi 802.11 a/b/g với tốc độ 54Mbit/s. Hoặc kết nối 2G là 900/1800 MHz và 3G là 2100MHz.

3.1.2.5. Kết nối mạng thông dụng và chức năng khác

Ngoài các yêu cầu về xử lý, bộ nhớ, màn hình thì VNUpad cần có một số kết nối thông dụng và chức năng cơ bản hỗ trợ sinh viên, giáo viên có thể sao chép, nghe, và xem video, … hoặc có thể trình chiếu.

- USB: cổng kết nối chuẩn USB.

- HDMI: cổng kết nối chuẩn HDMI cho ra hình ảnh và âm thanh chất lượng cao.

- Memory card: Khe cắm hỗ trợ thẻ nhớ.

- SIM card: khe cắm Sim để hỗ trợ mạng 2G, 3G. - Headphone: Cổng kết nối tai nghe.

- Microphone: Cổng kết nối Micro.

Một số các chức năng

- Camera: hỗ trợ quay phim, chụp ảnh.

- Audio/Video: hỗ trợ các tập tin Audio như mp3, acc, wav,.. và tập tin video như avi, mp4, wmv, flv, …

- Speaker: Loa phát âm thanh. - GPS: hỗ trợ định vị toàn cầu.

Các tiện ích: một số các ứng dụng hỗ trợ

- Trình duyệt web. - Gửi Email. - Chat.

- Xử lý tập tin văn bản Word, Excel, Powerpoint, PDF. - Xem video, nghe nhạc, trò chơi,..

3.1.2.6. Phụ kiện kèm theo

Phụ kiện kèm theo với thiết bị cầm tay thường có bộ sạc, tai nghe, dây kết nối USB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển phần mềm nhúng cho các thiết bị cầm tay trên nền tảng android (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)