B, C, D và S, F, G, H, I, D. Giao thức DSR sẽ sử dụng một trong hai tuyến này để truyền dữ liệu từ node S đến node D. Trong quá trình truyền dữ liệu nếu tuyến thứ nhất đang sử dụng bị hỏng thì giao thức sẽ sử dụng tuyến thứ hai và ngược lại. Trong trường hợp cả hai tuyến bị hỏng thì tiến trình khám phá tuyến (Route discovery) sẽ tự động thực hiện lại.
Giả thuyết 2: Trong Route Cache của các node là không rỗng. Giả sử Route cache của node B đã lưu trữ tuyến đến D. Tiến trình khám phá tuyến vẫn thực hiện bình thường như giả thuyết 1. Tuy nhiên, khi đến B giao thức DSR sẽ kiểm tra trong Route cache và phát hiện được tuyến đến D chính là đích, nên tiến trình khám phá tuyến sẽ dừng và node B sẽ gửi gói tin phản hồi RREP về nguồn thông qua tuyến đã xác định.
2.3.2.2. Cơ chế duy trì thông tin định tuyến (Route Maintenance)
Route Maintenance cho phép các node trong hệ thống mạng tự động bảo trì thông tin định tuyến trong Route cache. Trong giao thức định tuyến DSR, các node khi chuyển gói tin trên mạng đều phải có nhiệm vụ xác nhận rằng các gói tin đó đã chuyển đến node kế tiếp hay chưa (thông qua sự phản hồi thông tin của node nhận)? Trong một trường hợp nào đó mà node đó phát hiện rằng gói tin không thể truyền đến node kế tiếp, nó sẽ gửi gói Route Error (RERR) cho node nguồn để thông báo tình trạng hiện thời của liên kết và điạ chỉ của node kế tiếp mà không thể chuyển đi. Khi node nguồn nhận được gói RERR, nó sẽ xóa tuyến mà liên kết bị hỏng trong Route cache và
tìm một tuyến khác mà nó biết trong route cache hoặc sẽ khởi động một tiến trình route discovery mới nếu như không tồn tại tuyến thích hợp trong Route cache.