Mô hình mặt cắt của mái dốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và xây dựng một số hệ đo mưa ứng dụng vào hệ thống cảnh báo trượt đất (Trang 45 - 46)

Sau khi chọn mô hình, ngƣời ta thiết lập các thông số ảnh hƣởng trực tiếp đến trƣợt lở cho mô hình nhƣ trọng lƣợng riêng, góc ma sát trong, hệ số thấm, lực liên kết của các lớp cát pha sét và đất sét của mái dốc rồi cho qua phần mềm chuyên dụng với các thuật toán riêng để tính toán hệ số an toàn. Thông thƣờng ngƣời ta hay sử dụng phần mềm mô phỏng trƣợt đất gây ra do mƣa đó là phần mềm Geostudio đƣợc xây dựng bởi công ty Geo-slope Canada [10]. Thuật toán đƣợc phân tích bằng cách tích hợp giữa modun Vadose/W với modun Slope/W. Modun Vadose/W đƣợc dùng để giải quyết bài toán thấm, bốc hơi. Kết quả tính toán thấm bằng modun Vadose/W dƣới dạng file áp lực nƣớc lỗ rỗng, và đƣợc chuyển trực tiếp ngay trong quá trình tính sang modun Slope/W để phân tích ổn định mái dốc. Việc mô hình hoá mô phỏng để tìm ra ngƣỡng an toàn cần thông

tin về lƣợng mƣa nhƣ cƣờng độ mƣa ở mỗi vùng và mƣa kéo dài trong thời gian bao lâu. Thông số về lƣợng mƣa sẽ là thông số đầu vào cho việc mô phỏng tìm ngƣỡng cảnh báo này.

Ngoài ra, để đƣa ra ngƣỡng ổn định ngƣời ta còn cần tìm hiểu, nghiên cứu về cơ chế thấm của lớp đất đá trong sƣờn dốc. Đất, đá nứt nẻ trong lòng đất có cấu tạo hạt do nó là môi trƣờng rời rạc, phân tán có tính lỗ rỗng cao. Sự chuyển động của chất lỏng trong môi trƣờng đất, đá nứt nẻ hoặc trong môi trƣờng xốp nói chung, gọi là thấm. Dựa vào mối quan hệ giữa áp lực nƣớc lỗ rỗng và hàm lƣợng nƣớc, ngƣời ta có cơ sở để thiết lập cơ chế thấm và phân tích quá trình thấm. Sau khi thiết lập đầy đủ các thông số cho mô hình, quá trình mô phỏng đƣợc diễn ra nhằm tính toán hệ số ổn định sƣờn dốc khi thay đổi các thông số khác nhau. Kết quả của rất nhiều nghiên cứu cho rằng, nếu các thông số khác nhƣ tính chất của đất, lực liên kết, trọng lƣợng riêng…đƣợc cố định thì ta luôn thấy đƣợc thời gian mƣa và cƣờng độ mƣa tăng sẽ dẫn đến hệ số ổn định của mái dốc giảm. Ngoài ra phần mềm mô phỏng này còn đƣa ra đƣợc cả hệ số ổn định cụ thể ứng với các lƣợng mƣa khác nhau.

Hình 4.2 minh họa sự phân bố của áp lực nƣớc lỗ rỗng với mật độ mƣa 12,6 mm/h. Để hiểu đƣợc tính ổn định của đất, mô phỏng sẽ đƣợc tiến hành với các cƣờng độ mƣa khác nhau để thu đƣợc hệ số đánh giá an toàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và xây dựng một số hệ đo mưa ứng dụng vào hệ thống cảnh báo trượt đất (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)