QUY TẮC SUY DIỄN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) suy diễn trên mô hình bản thể học và ứng dụng (Trang 35 - 36)

CHƢƠNG 2 SUY DIỄN TRÊN MÔ HÌNH BẢN THỂ HỌC

2.1. QUY TẮC SUY DIỄN

Hiện tại ngôn ngữ OWL không hỗ trợ cho việc kết hợp các thuộc tính (Property Composition). Lấy một ví dụ về một Ontology lĩnh vực về mối quan hệ trong một gia đình của con ngƣời. Các logic mô tả (Description Logic) không thể xác định một cá thể A có quan hệ “có chú (hasUncle)” với cá thể B vì nó cần đến hai thành phần thông tin. Thứ nhất, liệu A có quan hệ “có cha mẹ (hasParents)” với cá thể nào đó không? Và liệu cá thể đó (cá thể mà A có quan hệ hasParent) liệu có quan hệ anh em trai “hasBrother” với cá thể B hay không? Tập luật hỗ trợ cho các khái niệm cho việc tạo ra quan hệ hasUncle thông qua hai thành phần thông tin này.

Việc xây dựng các tập luật suy diễn (inference rules) là rất quan trọng, đó là yếu tố công nghệ cũng nhƣ là các chuẩn cho Web ngữ nghĩa. Bởi vì các tập luật làm mở rộng cơ sở dữ liệu và Ontology với dạng tri thức có cấu trúc (Structured Knowledge), qua đó nó thể hiện đƣợc sự mạnh mẽ, mềm dẻo, và năng động cho thế hệ Web ngữ nghĩa.

Những quy tắc ngữ nghĩa (Semantic rules) là công cụ giúp suy diễn hiệu quả trên mô hình bản thể học. Quy tắc ngữ nghĩa là một dạng biểu diễn tri thức sử dụng thƣờng xuyên và đƣợc phân loại theo cấu trúc phân cấp theo cấu trúc nhƣ sau:

- Reaction rule: Chứa một sự kiện (Event) dùng để “bẫy” (Trigger) sự thực thi của tập luật hay bẫy các điều kiện cần thiết để thực thi một hành động mà tập luật định nghĩa, hành động tự thân (Action itself), cũng nhƣ điều kiện trƣớc sau (pre – and post Condition). Một ví dụ điển hình cho Reaction Rule là Trigger trong ngôn ngữ SQL. Reaction có 2 thành phần đó là:

+ Integrity Constraints (ràng buộc toàn vẹn): Chứa các mệnh đề logic. Loại tập

luật này định nghĩa các phát biểu là đúng trong tất cả các phát biểu (States) và chỉ ra sự chuyển tiếp của một hệ thống động rời rạc (Discrete Dynamic System) thành

những gì mà chúng đƣợc định nghĩa. Ngôn ngữ điển hình cho dạng luật này là SQL.

+ Derivation Rules: Chứa đựng một hay nhiều điều kiện và một kết luận, chúng

đóng vai trò quan trọng trong một công thức logic (Logical Formula). Ví dụ cụ thể: “A car us available for rental if is not assigned to any client and is not scheduled for service”

Trong đó quy tắc suy diễn (inference rules) là một dạng đặc biệt của Derivation Rule dành cho Web ngữ nghĩa. Tập luật này có dạng là các phát biểu điều kiện (Condition Statement) đặc trƣng là dạng mệnh đề if – then mà Antecedent (phần theo trƣớc then) và Consequent (phần theo sau then).

Thông thƣờng, antecedent sẽ sử dụng một hay nhiều các biến tự do (Free Variable) và consequent sẽ sử dụng các biến đã khai báo đó

Antecedent sẽ là sự liên kết của không hay nhiều mệnh đề (Clause). Nếu tất cả các mệnh đề trong antecedent đúng thì mệnh đề trong consequent đƣợc suy luận đúng.

Antecedent rỗng (Emty Antecedent) đƣợc xem là đúng. Do đó, Consequent phải đƣợc suy luận là đúng

Consequent rỗng (Empty consequent) đƣợc xem là sai. Do đó, antecedent không đƣợc suy luận là đúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) suy diễn trên mô hình bản thể học và ứng dụng (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)