Hình 3.1: Một số hình ảnh về các thiết bị PDA
Thuật ngữ “Personal Digital Assistant – PDA” lần đầu tiên được công ty Apple Computer đưa ra và giới thiệu cho toàn thể thế giới vào tháng 1 năm 1992 tại Comdex- hội chợ hàng điện tử tiêu dung Hoa Kỳ. PDA dùng chỉ tất cả các thiết bị di động có chức năng lưu trữ thông tin, thực hiện tính toán và các chức năng hỗ trợ cá nhân khác như: tổ chức lịch hẹn, tổ chức sổ địa chỉ…
40
3.1.1. Đặc điểm của PDA
Đặc tính nổi bật của PDA là nhỏ gọn, PDA thông thường có thể nằm gọn trong lòng bàn tay và cân nặng chỉ khoảng 130grams.
Bàn phím trong PDA được chia làm 2 loại là bàn phím rời và bàn phím logic. Bàn phím rời được thiết kế nhỏ gọn và tháo lắp dễ dàng giúp người dùng có thể giảm tối da kích thước và trọng lượng khi cần, bàn phím logic (còn gọi là bàn phím ảo hay onscreen keyboard) là một chương trình hiển thị bàn phím trực tiếp trên màn hình cảm ứng, người dùng sử dụng stylus nhấn vào các ký tự để nhập thông tin
Stylus tương tác với màn hình cảm ứng thay cho con trỏ chuột, một số hệ điều hành trên PDA có chức năng nhận dạng chữ viết để người dùng có thể viết thông tin lên màn cảm ứng thay cho bàn phím.
Các thiết bị PDA sử dụng bộ xử lý RISC (Reduced Instruction Set Computer) chỉ thực hiện 1 lệnh trong 1 chu kỳ CPU. Mỗi lệnh 32 bit sẽ có 32 bit dữ liệu đi kèm. Vì vậy, bộ xử lý luôn biết được phải đọc bao nhiêu dữ liệu.
PDA sử dụng các Object Store là một vùng nhớ RAM. Có 2 loại Object Store là Storage Object Store dùng để lưu trữ dữ liệu và Progra Object Store dùng để lưu trữ chương trình thực thi. Thông tin trên các Object Store không mất khi hết pin vì Object Store sử dụng pin dự trữ.
3.1.2. Hạn chế của PDA
Nhược điểm chung của các thiết bị PDA là sự hạn chế về bộ nhớ, hạn chế về xử lý và hạn chế về khả năng tương tác với người dùng.
Các thiết bị PDA ngày nay sử dụng tối thiểu 32Mb bộ nhớ, vùng nhớ này sử dụng cho cả 2 mục đích lưu trữ dữ liệu và thực thi chương trình. Việc phân chia tỷ lệ giữa 2 vùng nhớ này do hệ điều hành quyết định, vùng lưu trữ càng nhiều thì vùng nhớ thực thi càng ít.
Tốc độ xử lý của PDA từ khi ra mắt đến nay đã có rất nhiều cải tiến để nâng cao về tốc độ xử lý tuy nhiên với nhu cầu hiện nay của người dùng thì vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, các ứng dụng chạy trên các thiết bị PDA phải đảm bảo được cài đặt tối ưu về mặt xử lý và thời gian chờ không quá dài.
41
Thiết bị PDA có giới hạn màn hình nhỏ gây khó khăn cho việc thiết kế giao diện của các ứng dụng. Kích thước màn hình nhỏ cũng gây khó khăn để bố trí việc nhập dữ liệu và tạo cảm giác không thân thiện cho người dùng. PDA sử dụng bàn phím ảo chiếm một phần màn hình có thể cho lấp các ô nhập liệu. Stylus trên PDA không thể giả lập việc nhấn nút phải chuột như trên máy tính thông thường. Đồng thời, người dùng cũng không thể hiện những thao tác kết hợp với bàn phím cùng lúc.