Kiến trúc OpenCV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống quan sát từ xa qua mạng điện thoại di động (Trang 63 - 66)

 CV: Là thành phần chứa các xử lý hình ảnh cơ bản và các thuật toán thị giác máy tính cấp thấp: Lọc ảnh, biến đổi hình học hình ảnh, biến đổi tùy biến hình ảnh, biểu đồ, phát hiện tính năng, phân tích chuyển động và thao dỗi đối tượng. Phân tích cấu trúc và mô tả hình dạnh, phân chia phẳng, phát hiện đối tượng, hiệu chuẩn camera và tái thiết 3D.

 ML: là thư viện học máy, trong đó bao gồm nhiều công cụ phân lớp và phân nhóm thống kê.

 HighGUI: Cho phép thao tác trên file dữ liệu - các chứa năng để lưu trữ và tải hình ảnh, video.

 CxCore: Cho phép các thao tác lên câu trúc cơ bản của dữ liệu, thao tác trên mảng, cấu trúc động, chức năng vẽ, …

Ngoài ra còn có thu viện CvAux (Đã cũ): Các thuật toán thí nghiệm.

3.5. Lập trình gửi nhận tin nhắn trên điện thoại di động với J2me

J2me là một thành viên trong gia đình Java, hướng đến lập trình trên những thiết bị di động. J2me được phát triển từ kiến trúc Java Card, Embeded Java và Personal Java của phiên bản Java 1.1. Đến sự ra đời của Java 2 thì Sun quyết định thay thế Personal Java và được gọi với tên mới là Java 2 Micro Edition, hay viết tắt là J2me. Đúng với tên gọi, J2me là nền tảng cho các thiết bị khách hàng có tính chất nhỏ, gọn với sức mạnh xử lý và tài nguyên có hạn. J2me cung cấp nhiều thư viện trong đó

có thư viện WMA – Wireless Messaging API [9], thư viện hỗ trợ lập trình với SMS. Cho phép trao đổi tin nhắn SMS giữa hai thiết bị di động. Giao thức truyền tin nhắn phổ biến được dùng là SMS và CBS(Cell Broadcast Short Message Service), cả hai giao thức đều hoạt động trên mạng GSM và CDMA. J2me WMA cung cấp tập các hàm API chuẩn mà các ứng dụng J2me chạy trên thiết bị có khả năng SMS có thể sử dụng để truyền thông với mạng thông qua giao thức SMS và CBS. WMA có các lớp chính đó được mô tả trong bảng 3.7.

Bảng 3.7. Các giao diện trong gói javax.wireless.messaging

Giao diện Mô tả

Message Giao diện này dùng để mô tả các thông điệp. Có hai giao diện là TextMessage và BinaryMessage được phát triển từ lớp Message và cung cấp nhiều cấu trúc tin nhắn hơn.

MessageConnection Giao diện này dùng để mô tả một kết nối mạng cho các thông điệp. Nó định nghĩa các phương thức cơ bản cho gửi và nhận thông điệp.

Ví dụ, phương thức MessageConnection.newMessage() trả về một đối tượng Message cho các tin nhắn gửi đi, phương thức MessageConnection.receive() dùng để nhận các thông điệp đến. MessageListener Giao diện này chỉ có duy nhất một hàm:

notifyIncomingMessage().

Một đối tượng MessageListener được đăng ký với một máy chủ MessageConnection. Hàm notifyIncomingMessage() được đồng bộ hóa khi có thông điệp gửi đến. Yêu cầu đặc biệt với hàm notifyIncomingMessage() là nó trả về rất nhanh do đó cần phải có một tiến trình riêng để xử lý các tin nhắn gửi đến.

Để lập trình gửi nhận tin nhắn với WMA một ứng dụng J2me có thể là một chương trình client, chương trình server hoặc cả hai, chương trình client sẽ là chương trình nhận tin, còn chương trình server sẽ là chương trình gửi tin. Cả hai chương trình đều phải mở kết nối MessageConnection thông qua Conector, nhưng với địa chỉ URL là khác nhau, đối tượng MessageConnection cung cấp các phương thức để nhận và gửi tin. Client cần kết nối đến URL của server, còn server mở ra một dịch vụ nhận tin với một địa chỉ URL xác định. Để nhận thông điệp tự động server cần cài đặt giao diện MessageListener. Để xử lý thông điệp cần cài đặp các dẫn xuất của lớp Message, nếu là tin nhắn text thì cần cài giao diện TextMessage, còn nếu là tin nhắn nhị phân thì cần cài giao diện BinaryMessage.

KẾT LUẬN

Đề tài tập trung nghiên cứu về hình thức truyền thông từ thuê bao điện thoại đến thuê bao điện thoại, khai thác các phương thức nhận thông tin khác biệt trên điện thoại di động mà các thiết bị khác không có, nhằm tạo ra một hệ thống quan sát mà trong đó dữ liệu được truyền đi giữa hai thuê bao qua môi trường mạng điện thoại di động. Mô hình hệ thống giúp cho người sử dụng có thể nhận được thông tin quan sát trên điện thoại di động qua nhiều phương thức truyền thông phong phú như MMS, dữ liệu hay SMS, dựa trên nhiều công nghệ mạng di động khác nhau GSM, GPRS/3G, bên cạnh đó hệ thống còn cho phép người dùng nhận được thông tin ngay cả khi không có mạng truyền dữ liệu thông qua dịch vụ SMS trên nền công nghệ GSM. Đây là hệ thống tương đối độc lập vì không phải phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ, không phụ thuộc vào hạ tầng mạng hữu tuyến, Wifi, dữ liệu truyền đi giữa hai thuê bao thuộc quyền sở hữu của người sử dụng nên có tính cá nhân cao.

Để thực hiện đề tài cần phải nghiên cứu về kiến trúc của mạng điện thoại di động, quá trình truyền thông trong mạng di động, tập lệnh AT để điều khiển các thiết bị di động, Modem GSM/GPPRS và các module SIM kết nối mạng và truyền thông tin. Ngoài ra, để truyền thông được đề tài cần nghiên cứu về cấu trúc các loại tin nhắn SMS, MMS, để có thể tạo ra các tin nhắn này theo mục đích của chương trình, cách truyền các loại thông điệp này. Cách xử lý ảnh để làm giảm dung lượng và kích cỡ hiển thị cho phù hợp với tốc độ truyền dữ liệu của mạng điện thoại di động, khả năng lưu trữ và hiển thị ảnh trên thiết bị di động. Cách lập trình truyền thông, nhận/gửi tin nhắn SMS trên thiết bị di động. Và nghiên cứu về các phương pháp lập trình để điều khiển thiết bị quan sát và cài đặt các giải pháp lý thuyết trên. Đề tài đã demo được hệ thống quan sát sử dụng máy tính là trung tâm điều khiển quá trình quan sát và gửi thông tin, các phương thức truyền thông tin media đã cài đặt được là qua SMS, MMS và qua một máy chủ có sẵn trên môi trường mạng với một chương trình nhận tin trên điện thoại di động. Kết quả thực nghiệm cho thấy hoàn toàn có thể sử dụng mạng điện thoại di động để làm môi trường truyền thông cho một hệ thống quan sát từ xa, tuy nhiên tốc độ truyền dữ liệu còn chậm, kích cỡ dữ liệu truyền đi còn nhỏ, chi phí còn cao, do đó đề tài cần phải nghiên cứu thêm để khắc phục những yếu điểm trên như cải tiến các phương pháp nén dữ liệu, sử dụng loại hình ảnh có dung lượng nhỏ hơn để truyền đi. Hệ thống quan sát đã được tác giả triển khai, quá trình triển khai dựa trên hệ thống máy tính cá nhân với webcam có sẵn, sử dụng modem USB 3G và điện thoại Nokia với hệ điều hành Symbian, là những công cụ điệnt ử hiện đại sẵn có và phổ cập, tuy nhiên việc triển khai như vậy chỉ có tính demo do hạn chế của việc sử dụng máy tính trong hệ thống khiến tính linh động của hệ thống bị giảm đi. Trong tương lai, hệ thống xử lý trên máy tính sẽ được thiết kế thành mạch điện tử, trong đó người dùng có thể gắn SIM điện thoại để truyền thông, gắn Camera để quan sát, tạo thành một thiết bị quan sát từ xa qua mạng điện thoại di động tương đối độc lập và tiện lợi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Asha Mehrotra, (1997), GSM System Engineering, British Library Cataloguing in Publication Data, ARTECH HOUSE, INC. 685 Canton Street Norwood, MA 02062.

2. Developer’s home, (2011), Introduction to AT Commands, truy cập từ http:// www.developershome.com/sms/atCommandsIntro.asp.

3. Developer’s home, (2011), General Syntax of Extended AT Commands, truy cập từ http://www.developershome.com/sms/atCommandsIntro2.asp.

4. Developer’s home, (2011), Introduction to GSM/GPRS Wireless Modems, truy cập từ http://www.developershome.com/sms/GSMModemIntro.asp. 5. Developer’s home, (2011), Introduction to SMS Messaging, truy cập từ

http://www.developershome.com/sms/smsIntro.asp.

6. Duke Computer Science, (2002), LZW Data Compression, truy cập từ http://www.cs.duke.edu/csed/curious/compression/lzw.html.

7. Gwenaeăl Le Bodic, (2003), Mobile Messaging Technologies And Services, John Wiley & Sons Ltd, he Atrium, Southern Gate, Chichester, West Sussex PO19 8SQ, England.

8. Gwenaeăl Le Bodic, (2003), multimedia messaging service, John Wiley & Sons Ltd, he Atrium, Southern Gate, Chichester, West Sussex PO19 8SQ, England.

9. Learning OpenCV, (2010), opencv structure and content overview, truy cập từ http://learningopencv.wordpress.com/2010/05/23/opencv-structure-and- content -overview/.

10.Michael Juntao Yuan, (2004), Enterprise J2ME developing mobile JAVA application, Jim Colson, IBM Distinguished Engineer.

11.Regis J. “BUD” Bates, (2001), GPRS - General Packet Radio Service,

McGraw-Hill TELECOM.

12.SIMCom, (2011), SIM900 MMS AT Command Manual, Shanghai SIMCom wireless solutions Ltd, Building A, SIM Technology Building, No. 633 JinZhong Road, Shanghai, P. R. China.

13.SIMCom, (2011), SIM900 AT Command Manual, Shanghai SIMCom wireless solutions Ltd, Building A, SIM Technology Building, No. 633 JinZhong Road, Shanghai, P. R. China.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống quan sát từ xa qua mạng điện thoại di động (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)