Chương 3 : TÌM HIỂU VỀ AXIS2
4.6 Lựa chọn hàm chức năng
Phần này trình bày một số phương pháp so sánh các hàm chức năng này dựa trên thuộc tính chất lượng dịch vụ. Trong khung đàm phán của luận văn, dịch vụ Travel_WS đã áp dụng phương pháp gán trọng số để so sánh các hàm chức năng trong dịch vụ thành phần, từ đó Travel_WS chọn ra hàm dịch vụ phù hợp nhất với yêu cầu đưa ra.
4.6.1 Lựa chọn hàm chức năng dựa vào phƣơng pháp so sánh đặc điểm chất lƣợng dịch vụ
Đây là phương pháp so sánh đơn giản, so sánh các thực thể với nhau trên cùng một thuộc tính chất lượng dịch vụ. Thực thể nào có thuộc tính chất lượng tốt nhất thì xếp thứ 1, thực thế tốt thứ nhì xếp thứ 2, thực thể tốt thứ ba thì xếp thứ 3. Sau đó đối với mỗi thực thể thực, hiện tính tổng thứ tự các thuộc tính chất lượng dịch vụ. Nếu thực thể nào có tổng nhỏ nhất thì thực thể đó được chọn [13].
Ví dụ 4.7: Ví dụ về phương pháp so sánh dựa trên tính tổng các thuộc tính chất lượng dịch vụ Web.
FuncTour1, FuncTour2 và FuncTour3 là ba hàm chức năng với ba thuộc tính Cost, Time và Availability như ở bảng 4.1.
Bảng 4-1: Minh họa phƣơng pháp so sánh dựa trên tổng các thuộc tính chất lƣợng dịch vụ
Cost Time Availability Tổng
FuncTour3 3 3 2 8
Mặc dù đây là phương pháp đơn giản, nhưng phương pháp này có một vài hạn chế. Một là khi giá trị tổng của các thực thể bằng nhau thì chọn hàm chức năng nào. Hai là phương pháp này chưa phân biệt mức độ khác nhau giữa các thuộc tính chất lượng dịch vụ.
4.6.2 Lựa chọn hàm chức năng dựa vào phƣơng pháp chuẩn hóa
Phương pháp chuẩn hóa trên các thuộc tính khắc phục hạn chế khi tổng của các hàm chức năng bằng nhau. Trong phương pháp này, giá trị của các thuộc tính được chuẩn hóa bằng cách gán 1 cho hàm chức năng có giá trị thuộc tính lớn nhất và 0 cho hàm dịch vụ có giá trị thuộc tính nhỏ nhất. Tất cả các giá trị của thuộc tính chỉ thuộc trong đoạn [0,1] và được phân bổ tỉ lệ thuận với giá trị thực của nó [13].
Tổng của các xếp hạng của mỗi hàm chức năng được tính toán và hàm chức năng nào có tổng lớn nhất được coi là tốt nhất. Bảng 4.3 dưới đây mô tả các giá trị đã được chuyển đổi từ các giá trị thực ở bảng 4.2 theo phương pháp chuẩn hóa. Nhược điểm của phương pháp này là không giải quyết được vấn đề độ ưu tiên của các thuộc tính trong mỗi hàm chức năng.
Bảng 4-2: Bảng minh họa giá trị gốc trong phƣơng pháp chuẩn hóa
Cost Time Availability
FuncTour1 80 0.4 90%
FuncTour2 90 0.2 99%
FuncTour3 60 0.9 95%
Bảng 4-3: Bảng minh họa các giá trị đã đƣợc chuyển đổi trong phƣơng pháp chuẩn hóa
Cost Time Availability Tổng
FuncTour1 0.67 0.71 0 1.38
FuncTour2 1 0 1 2 (*)
4.6.3 Lựa chọn hàm chức năng dựa vào phƣơng pháp gán trọng số
Phương pháp này khắc phục nhược điểm của phương pháp chuẩn hóa là phân biệt được mức độ khác nhau giữa các thuộc tính chất lượng dịch vụ. Trong thực tế thì điều này là khá cần thiết. Một thuộc tính có trọng số cao hơn là có tầm quan trọng hơn. Phương pháp gán trọng số này đã mượn lý thuyết giả tương đương và phương pháp bất tương đương (Hypothetical Equivalents and Inequivalents Method) ký hiệu là HEIM để gán trọng số cho các thuộc tính chất lượng dịch vụ. Ví dụ 4.8 dưới đây mô tả phương pháp gán trọng số [13].
Ví dụ 4.8: ví dụ phương pháp gán trọng số.
Gọi FuncTour1, …, FuncTour4 là 4 hàm chức năng đặt tour và mỗi hàm chức năng có 3 thuộc tính là Cost, Time và Availability với các giá trị được gán như ở trong bảng 4.4.
Bảng 4-4: Bảng minh họa các giá trị thuộc tính chất lƣợng dịch vụ trong phƣơng pháp gán trọng số
W1 W2 W3
Cost Time Availability
FuncTour1 1 0.5 1
FuncTour2 0.5 0 0.5
FuncTour3 1 0.5 0.5
FuncTour4 0.5 0.5 1
Mỗi thuộc tính được gán trọng số Wi và tổng các trọng số thỏa mãn biểu thức sau ∑ (4.2). Tổng giá trị các thuộc tính trong mỗi hàm chức năng được tính theo công thức FuncTouri = ∑ (4.3).
Vj, Wj tương ứng là giá trị và trọng số của thuộc tính thứ j. Khi đó, tổng giá trị các thuộc tính có gán trọng số của các hàm chức năng như ở bảng 4.5. Thực hiện tính tổng của từng hàm chức năng, hàm nào có tổng lớn nhất thì được chọn và coi là tối ưu nhất. Đã có một số nghiên cứu rất cụ thể để xác định được trọng số của các thuộc tính được trình bày tài liệu mục [22][23]. Trong luận văn chưa đề cập đến vấn đề xác định các trọng số, mà các trọng số trong luận văn được lấy ngẫu nhiên.
Bảng 4-5: Bảng minh họa tính tổng giá trị thuộc tính chất lƣợng dịch vụ trong phƣơng pháp gán trọng số
W1 W2 W3
Cost Time Availability Tổng
FuncTour1 1 0.5 1 W1+0.5W2+W3
FuncTour2 0.5 0 0.5 0.5W1+W3
FuncTour3 1 0.5 0.5 W1+0.5W2+0.5W3
FuncTour4 0.5 0.5 1 0.5W1+0.5W2+W3
4.6.4 Áp dụng phƣơng pháp gán trọng số để so sánh các hàm chức năng trong khung đàm phán
Trong khung đàm phán chất lượng dịch vụ này, tác giả sử dụng phương pháp gán trọng số cho các thuộc tính chất lượng dịch vụ và xây dựng hai dịch vụ thành phần BookingHotel, BookingTour và ba thuộc tính chất lượng dịch vụ là cost, time, availability. Việc thêm các thuộc tính chất lượng dịch vụ cũng như thêm các dịch vụ thành phần mới đã được tính trong khung đàm phán để đảm bảo tính mềm dẻo và dễ dàng khi thêm mới chúng.
Trọng số của các thuộc tính chất lượng dịch vụ được lưu ở tệp tin cấu hình Composite_FileConfig.xml của dịch vụ Web kết hợp như ở hình 4-7, việc lưu trữ này thuận tiện cho việc thay đổi trọng số khi cần. Khung đàm phán chất lượng dịch vụ Web này áp dụng phương pháp gán trọng số ở mục 4.6.3 để so sánh các hàm dịch vụ, từ đó chọn ra hàm dịch vụ phù hợp nhất với yêu cầu đưa ra.
Hình 4-7. Thông tin cấu hình chất lƣợng dịch vụ của dịch vụ Web kết hợp.
Bảng 4-6: Bảng biểu diễn tổng các thuộc tính chất lƣợng dịch vụ của các hàm chức năng trong dịch vụ BookingHotel
W1 W2 W3
FuncHotel1 h1 h2 h3 H1= h1*w1+h2*w2+h3*w3
FuncHotel2 h4 h5 h6 H2= h4*w1+h5*w2+h6*w3
FuncHotel3 h7 h8 h9 H3= h7*w1+h8*w2+h9*w3
Bảng 4-7: Bảng biểu diễn tổng các thuộc tính chất lƣợng dịch vụ của các hàm chức năng trong dịch vụ BookingTour
W1 W2 W3
Cost Time Availability Tổng
FuncTour1 t1 t2 t3 T1= t1*w1+t2*w2+t3*w3
FuncTour2 t4 t5 v6 T2= t4*w1+t5*w2+t6*w3
FuncTour3 t7 t8 t9 T3= t7*w1+t8*w2+t9*w3
FuncTour4 t10 t11 t12 T4=
t10*w1+t11*w2+t12*w3
Bảng 4-8: Bảng biểu diễn tổng các thuộc tính chất lƣợng dịch vụ của dịch vụ thành phần Travel_WS
W1 W2 W3
Cost Time Availability Tổng
Travel_WS v1 v2 v3 S= v1*w1+v2*w2+v3*w3
Từ bảng 4.6, 4.7 và 4.8 dịch vụ Travel_WS sẽ chọn ra tất cả các cặp (Ti, Hj) sao cho thỏa mãn điều kiện Ti +Hj <= S, với i =1..4 và j= 1…3.