Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

Một phần của tài liệu Công ty truyền thông và công tác quảng cáo với việc sử dụng các công cụ về tiếp thị - 1 potx (Trang 41 - 42)

Theo như định nghĩa ở trên, cả nước hiện có khoảng 120000 DNVVN, chiếm 96% tổng số DN. Nếu chỉ căn cứ vào tiêu chí vốn thì DNVVN chiếm 87,53% DNNN, khoảng 95% tổng số DN ngoài quốc doanh (trong đó 99,19% DN tư nhân, 95,79% hợp tác xã, 89,93% công ty TNHH, 74,54% công ty cổ phần). Hằng năm, DNVVN tạo ra khoảng 25% GDP, thu hút 64,8% lực lượng lao động, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 700.000 lao động. Riêng năm 2003, DNVVN tạo ra được 1 triệu chỗ làm việc mới.

Trong những năm qua, DNVVN đã đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội, giữ gìn và phát triển ngành nghề truyền thống, tăng kim ngạch xuất khẩu, đóng góp vào ngân sách (hằng năm các DNVVN đóng góp khoảng 7% ngân sách nhà nước, tương đương với mức đóng góp của DN FDL); khai thác tiềm năng, trí tuệ, nguồn lực trong dân. Hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế đều có DNVVN:

Trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, DNVVN chiếm 17% tổng số DN, tập trung chủ .yếu vào những lĩnh vực thực phẩm, chế biến gỗ, chế biến thủy sản... Hằng năm, DNVVN tạo ra 31% tổng giá trị sản lượng công nghiệp. Nhìn chung, quy mô DN nhỏ: khoảng 90% số DN có số công nhân dưới 100 người, bình quân mỗi DN chỉ xấp xỉ 45 công nhân; trang thiết bị, máy móc còn lạc hậu so với thế giới từ 10 đến 20 năm .

Đa số các DNVVN ở nước ta hiện nay hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ (chiếm 55%), do đây là ngành có vòng quay vốn nhanh, lợi nhuận cao, không cần số

vốn đầu tư lớn, sử dụng ít lao động. Các DNVVN ngoài quốc doanh chiếm đến 78% tổng mức bán lẻ, 64% tổng lượng vận chuyển hàng hóa. Theo số liệu điều tra, các DNVVN trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ hoạt động hiệu quả hơn trong lĩnh vực công nghiệp, bình quân 1 lao động trong DN công nghiệp tạo ra doanh thu 14, 6 triệu đồng, trong khi DN thương mại - dịch vụ là 75, 8 triệu đồng. Các DN thương mại hiện chủ yếu tập trung ở thành phố lớn, kết cấu hạ tầng phát triển, điều kiện giao thông thuận lợi, người tiêu dùng có thu nhập cao, sức cầu lớn. Do tập trung quá nhiều DN trên cùng một địa bàn, nên tính cạnh tranh thường rất gay gắt.

Trên địa bàn nông thôn, DNVVN chiếm 14%, với số lượng 40.500 DN, tập trung hầu hết ở 1631 làng nghề, trong đó DNNN chiếm 14,16%, HTX 5,76%, DN tư nhân 80%. Nếu phân theo lĩnh vực hoạt động có khoảng 18,62% DN chế biến nông - lâm - thủy sản, 32,5% DN sản xuất tiểu thủ công nghiệp và xây dựng, 49,78% DN dịch vụ. Hiện 100% sản lượng của một số sản phẩm truyền thống như cói, đan lát, thủ công mỹ nghệ... do các DNVVN ở nông thôn sản xuất. Vốn bình quân một DN rất thấp, chủ yếu dựa vào nguồn vốn tự có. DNVVN ở nông thôn tạo ra 49% việc làm phi nông nghiệp, thu hút khoảng 25-26% lực lượng lao động cả nước. Nhưng, nhìn chung, lao động trong các DNVVN ở nông thôn chủ yếu dựa vào lao động bản thân và gia đình là chính (lao động làm thuê chỉ chiếm khoảng 32% trong các hộ sản xuất ngành nghề), khả năng giải quyết lao động thừa ở nông thôn chưa cao, bình quân 1 DNVVN ở nông thôn sử dụng khoảng 30 lao động; trình độ, tay nghề của người lao động cũng rất thấp: trung học phổ thông 35%, nghệ nhân 0,06%, trung cấp trở lên 9,8%; tình trạng nợ đọng,

Một phần của tài liệu Công ty truyền thông và công tác quảng cáo với việc sử dụng các công cụ về tiếp thị - 1 potx (Trang 41 - 42)