- Đối với thẻ tín dụng, rủi ro bị đánh cắp thông tin khi thực hiện giao dịch thanh toán là rất cao. Các khảo sát cho thấy việc bị mất trộm hay thất lạc thông tin tài chính đang là quan tâm số một đối với người tiêu dùng trên toàn thế giới, vượt qua những nguy cơ về khủng bố, bệnh dịch hay thảm họa thiên nhiên. Do vậy, khi xảy ra một vụ mất cắp tài khoản, hay những rủi ro khác phát sinh trong quá trình sử dụng thẻ, dễ làm người dân hoang mang lo lắng.
- Ví điện tử đang phát triển tự phát, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngành ngân hàng và xã hội, vai trò của ngân hàng đối với hình thức này chưa được đề cao. Hiện vẫn chưa có khung pháp lý rõ ràng cho mô hình này như vốn pháp định của doanh nghiệp là bao nhiêu để đảm bảo hoạt động của ví. Trong điều kiện đó, cộng đồng người tiêu dùng vẫn phải cùng nhau tự đánh giá và sàng lọc để chọn cho mình dịch vụ - sản phẩm có chất lượng và uy tín nhất.
2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt : toán không dùng tiền mặt :
2.1 Tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý :
- Hoàn thiện và đồng bộ hóa môi trường pháp lý cho hoạt động TTKDTM, kể cả việc bổ sung, sửa đổi một số nội dung liên quan đến hoạt động thanh toán trong hai Dự án Luật Ngân hàng Nhà nước và Dự án Luật Các tổ chức tín dụng, đến việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản dưới luật liên quan đến các hình thức thanh toán hiện đại như thanh toán thẻ, thanh toán trực tuyến qua Internet, điện thoại di động,…; hoặc liên quan đến hoạt động của các tổ chức công nghệ thông tin, các tổ chức chuyên môn hóa trong một số loại hình hỗ trợ dịch vụ thanh toán. Khung pháp lý rõ ràng, minh bạch, bảo đảm vai trò hợp lý của NHNN trong việc đảm nhận vai trò giám sát hiệu quả, cũng như bảo đảm cho thị trường một sự linh hoạt, năng động cần thiết trong một môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cũng là một yếu tố quan trọng trong việc tăng cường lòng tin của người sử dụng và giới doanh nghiệp vào các phương tiện, dịch vụ TTKDTM.
- Phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia TTKDTM. Trên cơ sở đó, việc tiến hành kiểm soát rủi ro pháp lý phải bảo đảm phù hợp với các chuẩn mực thông lệ quốc tế; tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng, đảm bảo khả năng tiếp cận thị trường và dịch vụ của các chủ thể tham gia; hình thành cơ chế bảo vệ khách hàng và bảo đảm quy trình giải quyết tranh chấp khách quan.
Trang 26
- Đẩy nhanh việc triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 đảm bảo phát triển hệ thống thanh toán phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế và hạ tầng kỹ thuật công nghệ, hoàn thiện hệ thống thanh toán lõi của NHNN, huy động các nguồn lực của khu vực tư nhân để đầu tư mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt;
2.2 Phát triển cơ sở hạ tầng về công nghệ :
Trong thời gian tới để hoạt động TTKDTM phát triển và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế, góp phần giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng, đồng thời nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước, cần phải tập trung đầu tư, phát triển hạ tầng công nghệ phục vụ TTKDTM. Cụ thể là:
- Nghiên cứu phát triển mới, nâng cấp, cải tiến, hoàn thiện các hệ thống thanh toán, nhất là các hệ thống thanh toán cốt lõi, quan trọng do NHNN vận hành. Trên cơ sở đó, các hệ thống thanh toán khác như các hệ thống thanh toán bán lẻ, hệ thống thanh toán của các TCTD, hệ thống thanh toán chứng khoán, hệ thống thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng .v.v.. cần được hợp nhất, kết nối với các hệ thống cốt lõi nhằm thống nhất một hệ thống thanh toán chung, đảm bảo vận hành thông suốt, mở rộng địa bàn, phạm vi, đối tượng, tạo cơ sở cho việc cung ứng các phương thức TTKDTM.
- Tập trung thực hiện và hoàn thành Đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; xây dựng hệ thống thanh toán bù trừ tự động (ACH) cho các giao dịch ngân hàng bán lẻ, nhằm tạo lập nền tảng kỹ thuật cho thanh toán thẻ, thanh toán điện tử, tạo thuận lợi hơn cho người sử dụng dịch vụ thanh toán. Ban hành các quy định và tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật, phát hiện, đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thanh toán thẻ, ATM, POS và các phương thức thanh toán sử dụng công nghệ cao; tăng cường các giải pháp về an ninh, an toàn và bảo mật cho cơ sở hạ tầng thanh toán.
- Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho mạng lưới chấp nhận thẻ; tăng cường lắp đặt và sử dụng POS tại khu chợ, khu dân cư, các trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, du lịch,...; mở rộng kết nối hệ thống POS giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán với nhau để thanh toán hàng hóa, dịch vụ, trước mắt trên địa bàn các thành
Trang 27
phố lớn, sau đó mở rộng trên toàn quốc. Bố trí hợp lý mạng lưới ATM, tăng cường lắp đặt ATM tại nơi điều kiện cho phép và có nhu cầu.
- Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cần đẩy mạnh phát triển công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phần cứng, phần mềm tương thích phục vụ hoạt động TTKDTM; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông để phát triển những phương thức thanh toán điện tử mới.
- Nhà nước có các chính sách ưu đãi giá thuê đất, thuê mặt bằng cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, các tổ chức trung gian thanh toán và các doanh nghiệp thực hiện đầu tư phát triển, sản xuất ATM, POS, thẻ trong nước; lắp đặt ATM, POS phục vụ cho việc cung ứng các dịch vụ TTKDTM và thanh toán thẻ qua POS.
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống thanh toán, nâng cao hiệu lực giám sát hoạt động của các hoạt động thanh toán mang tính hệ thông, giảm thiểu rủi ro;
- Ưu tiên đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm trao đổi và học tập kinh nghiệm của các nước phát triển để hoàn chỉnh hoạt động thanh toán tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu thực tế và phù hợp với thông lệ quốc tế.
2.3 Thay đổi thói quen thanh toán tiền mặt của người dân :
- NHNN nên kết hợp với Bộ Thông tin & Truyền thông, các cơ quan báo đài... thực hiện các chương trình tuyên truyền nhằm phổ biến kiến thức về TTKDTM để nâng cao ý thức của cộng đồng, giúp “in” đậm nó trong tiềm thức của từng người dân Việt Nam.
- Kết hợp các biện pháp hỗ trợ như tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức về thanh toán thẻ, giao dịch ATM, POS, Ví điện tử và các hình thức thanh toán mới cho người dân; tập trung ưu tiên cho việc tiếp tục đầu tư, phát triển và hoàn thiện hạ tầng công nghệ thanh toán; tăng cường đào tạo cán bộ trong lĩnh vực thanh toán và mở rộng hợp tác quốc tế để nhận được những hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cần thiết.
- Áp dụng một số biện pháp đồng bộ để việc lắp đặt và sử dụng POS thực sự đi vào cuộc sống, trở nên hấp dẫn và có lợi đối với cả người mua hàng và người bán hàng, trên cơ sở đó để mở rộng dần phạm vi và đối tượng sử dụng POS, cụ thể: (i) đẩy nhanh tiến độ kết nối các hệ thống POS cùng với quá trình xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất để tạo thuận lợi cho khách hàng sử dụng thẻ khi thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ; (ii) thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi, các biện pháp khuyến khích (khuyến khích về thuế, phí) để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực
Trang 28
thương mại, dịch vụ lắp đặt và sử dụng thanh toán qua POS tại các trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, du lịch,...; kết hợp với các biện pháp kích thích của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ (giảm phí, khuyến mãi, tích điểm, quay xổ số...) để khuyến khích người tiêu dùng mua hàng hóa, dịch vụ thanh toán qua POS, nhất là trong thời gian đầu nhằm tạo thói quen; (iii) các cơ quan cấp phép kinh doanh, xếp hạng, đánh giá doanh nghiệp bổ sung tiêu chí lắp đặt và sử dụng POS đối với các siêu thị, trung tâm thương mại,...
- Bên cạnh việc sử dụng thẻ ngân hàng, đẩy mạnh sử dụng các phương tiện TTKDTM hiện đại khác như Internet Banking, Mobile Banking, ghi nợ trực tiếp từ tài khoản, Ví điện tử,... để thanh toán định kỳ, thường xuyên như: điện, nước, điện thoại, internet, truyền hình cáp để giảm thiểu dần việc nhân viên của các đơn vị cung ứng dịch vụ phải đến từng nhà thu tiền mặt.
- Trên cơ sở kết quả triển khai việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo Chỉ thị 20/2007/CT-TTg, có các biện pháp vận động, khuyến khích để cán bộ, công chức tăng cường sử dụng các phương tiện TTKDTM thông qua tài khoản (thực hiện chuyển khoản trực tiếp trên máy ATM, sử dụng thanh toán POS, sử dụng các dịch vụ thanh toán hiện đại khác); mở rộng phạm vi thực hiện quy định về việc chi trả qua tài khoản của tất cả các khoản chi từ ngân sách nhà nước cho cán bộ, công chức. Lựa chọn một số địa bàn, thí điểm ứng dụng các phương thức, phương tiện thanh toán hiện đại nhưng dễ sử dụng và phù hợp với điều kiện ở nông thôn trên cơ sở áp dụng những mô hình thành công của các nước đã triển khai nhằm thúc đẩy TTKDTM ở những khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và cả đối với những đối tượng chưa có tài khoản ngân hàng, trên cơ sở sử dụng mạng lưới sẵn có của các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác có liên quan (như xăng dầu, viễn thông, bưu điện) để cung ứng, phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử đa dạng, thông qua các kênh đến các địa bàn nông thôn, miền núi.
2.4 Giảm chi phí sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt :
- Đẩy mạnh phát triển, chuyển giao công nghệ và ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến phục vụ hoạt động thanh toán điện tử; phát triển, nâng cấp các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế để giảm chi phí thanh toán.
- Giảm chi phí sử dụng thẻ thanh toán vì ngoài phí thường niên, chủ thẻ còn phải trả thêm phí phát hành, phí thường niêm, phí rút tiền mặt, lãi suất cho khoản tín dụng chi tiêu (đối với thẻ tín dụng) …. Các khoản phí này làm cho
Trang 29
việc sử dụng thẻ trở nên đắt hơn nhiều so với chi tiêu bằng tiền mặt. Thêm nữa, lãi suất đối với tín dụng thẻ cao hơn lãi suất đối với tín dụng thông thường là một điều bất hợp lý. Vì vậy giảm các loại phí sử dụng thẻ thanh toán là một điều cần chú ý điều chỉnh để mở rộng hơn nữa việc TTKDTM. - Nhà nước cần có các giải pháp hỗ trợ để cắt giảm chi phí thanh toán chẳng
hạn như hỗ trợ kỹ thuật, tài chính, sử dụng các chế tài để buộc các tổ chức trung gian thanh toán giảm chi phí thanh toán, hoặc khen thưởng đối với các tổ chứ trung gian thanh toán tốt, góp phần đẩy mạnh việc TMKDTM. Ví dụ điển hình như việc cà thẻ thanh toán qua máy POS thì tổ chức trung gian thanh toán sẽ thu phí của người bán hàng và không thu của người mua hàng (người sử dụng thẻ), mức phí này hiện nay khá cao (khoản 2-4% trên số tiền thanh toán) sẽ làm giảm doanh thu và lợi nhuận của người bán làm cho người bán hàng không muốn thu tiền qua máy POS hoặc không sử dụng máy POS; hoặc người bán hàng có thể chuyển phần chi phí đó sang người mua bằng cách tăng giá bán nhưng nếu tăng giá thì sẽ làm giảm nhu cầu của người tiêu dùng. Như vậy, cả 2 phương án trên đều không thể thúc đẩy TTKDTM, vì thế nếu có sự hỗ trợ của Nhà Nước như hỗ trợ kinh phí cho các trung gian thanh toán, hoặc buộc các trung gian thanh toán giảm phí thanh toán sẽ khuyến khích được TMKDTM đối với người mua hàng lẫn người bán hàng.
2.5 Giảm quan ngại về rủi ro thanh toán :
- Đẩy mạnh phát triển công nghệ và ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến phục vụ hoạt động thanh toán điện tử; phát triển, nâng cấp các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế để đảm bảo độ bảo mật trong các giao dịch điện tử cũng như cũng như giảm thiểu các sai sót mang tính chất do lỗi của hệ thống công nghệ.
- Các tổ chức trung gian thanh toán cần tuyên truyền, phổ biến cho khách hàng biết hơn về độ bảo mật của các dịch vụ thanh toán mà mình cung cấp, tránh tình trạng khách hàng không hiểu rõ về tính bảo mật của các dịch vụ thanh toán và từ đó lo ngại là dịch vụ thanh toán không an toàn nên không sử dụng. Hoặc hướng dẫn kỹ hơn cho khách hàng khi thanh toán điện tử tránh tình trạng xảy ra sự cố do người sử dụng không biết cách sử dụng. - Ngoài ra, các tổ chức trung gian thanh toán cần thành lập và nâng cao vai trò
của bộ phận tổng đài hỗ trợ khách hàng để khi khách hàng gặp phải sự cố trong thanh toán điện tử có thể hỗ trợ ngay cho khách hàng và giúp khách hàng giảm lo lắng khi gặp phải sự cố và đảm bảo khách hàng vẫn sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ thanh toán của mình.