Ví dụ khung xương chữ Nôm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phương pháp trích chọn đặc trưng cho bài toán nhận dạng chữ Nôm (Trang 27 - 28)

Trên khung xương thể hiện rõ những nét vẽ mà ta gọi là các cạnh. Mỗi nét có các thuộc tính gồm điểm đầu, điểm cuối và độ dài. Có ba loại nét trong khung xương là nét trong, nét ngoài và nét độc lập. Nét trong là

nét mà cả điểm đầu và điểm cuối đều là điểm giao với các nét khác; Nét ngoài là nét mà chỉ có một điểm (điểm đầu hoặc điểm cuối) là điểm giao với nét khác còn điểm còn lại là điểm tự do; Nét độc lập là nét mà cả điểm đầu và điểm cuối đều không phải là điểm giao với nét khác (đều thuộc điểm tự do). Trong các nét của chữ, nét có độ dài lớn hơn 1 điểm ảnh là nét rất bình thường, nhưng nét có độ dài bằng 1 điểm ảnh là nét đặc biệt vì nó có điểm đầu và điểm cuối trùng nhau. Những nét dạng này thường là nét thừa, cần chuẩn hóa chúng về nét lân cận hoặc loại bỏ nó.

Từ tập các nét của khung xương ta có được tập các điểm đầu, tập các điểm cuối để phục vụ việc tinh chỉnh và xác định các loại nét. Ngoài ra còn có tập các điểm tự do mà ta nhắc tới ở trên. Điểm tự do ở đây chính là điểm đầu hoặc điểm cuối của một nét nhưng không phải là điểm giao của nét. Từ tập các điểm tự do ta có thể định nghĩa lại các nét như sau:

- Một nét của chữ có điểm đầu và điểm cuối đều nằm trong danh sách điểm tự do (FreeEnd) thì nét đó là nét độc lập, không giao với nét khác;

- Một nét của chữ chỉ có điểm đầu hoặc điểm cuối thuộc danh sách điểm tự do thì nét đó là nét ngoài;

- Một nét mà cả điểm đầu và điểm cuối đều không thuộc danh sách điểm tự do thì nét đó là nét trong;

Hình 3.2 thể hiện các loại cạnh trong khung xương của chữ Nôm.

Ví dụ về nét: AB và BC là nét ngoài; BD là nét trong; EF là nét độc lập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phương pháp trích chọn đặc trưng cho bài toán nhận dạng chữ Nôm (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)