Một số đề xuất cải thiện việc tổ chức hoạt động KTNB

Một phần của tài liệu Kiểm tóan nội bộ và sự phối hợp giữa kiểm toán viên nội bộ với kiểm toán viên bên ngoài (Trang 33 - 37)

NGOÀI Ở VIỆT NAM

3.1. Một số đề xuất cải thiện việc tổ chức hoạt động KTNB

• Hoàn thiện về mặt chính sách

Hoạt động KTNB trong các đơn vị của nền kinh tế không những tăng cường hiệu quả hoạt động của đơn vị đó mà còn tạo ra một sự ổn định và tính hiệu quả chung cho toàn bộ nền kinh tế. Nhà nước cần định hướng và tạo ra môi trường cần thiết cho loại hình kiểm tra kiểm soát này hoạt động và phát huy hiệu quả trong nền kinh tế. Tính độc lập và tính khách quan của KTNB chỉ có thể được đảm bảo bằng một hành lang pháp lí tương xứng với chức năng và nhiệm vụ của nó. Điều đó còn có ý nghĩa quyết định cả tính hiệu lực và tính hiệu quả của hoạt động KTNB. Nếu KTNB không được quy định chặt chẽ, hợp lí sẽ có tác dụng ngược lại, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hạch toán độc lập là thành viên của các Tổng công ty. Từ thực tiễn trên, vấn đề đặt ra ở đây là phải hoàn thiện chính sách về KTNB như thế nào ở nước ta trong thời gian trước mắt.

Về chính sách vĩ mô:

- Các văn bản Nhà nước, nghị định, thông tư hướng dẫn… của các cơ quan có thẩm quyền, nhất là của Bộ Tài chính cần phải rõ ràng về quy chế KTNB và kiểm toán độc lập, không nên để các doanh nghiệp có thể hiểu KTNB cũng giống như kiểm toán độc lập và thực thi như nhau. - Tổ chức các đoàn khảo sát ở nước ngoài về KTNB để nâng vị trí KTNB

ngang tầm một phân hệ kiểm toán cho các kiểm toán trưởng của các Tổng công ty có nhu cầu với nguồn kinh phí của các Tổng công ty đóng

góp để học tập kinh nghiệm về KTNB ở các nước có diều kiện tương tự.

- Kết hợp việc sửa đổi và bổ sung những điểm đã nêu ở trên với việc mở rộng phạm vi áp dụng để nâng cấp và hoàn thiện các văn bản đã ra thành Nghị định của Chính phủ và ban hành quy chế mẫu về KTNB theo nghị định này.

- Để cho báo cáo tài chính của doanh nghiệp mang tính pháp lý cao, Bộ tài chính cần có qui định và hướng dẫn việc thực hiện kiểm toán độc lập. Như thế báo cáo tài chính của doanh nghiệp chỉ được công khai và có tính pháp lý khi đã có xác nhận của kiểm toán độc lập, còn xác nhận của KTNB chủ yếu có giá trị trong nội bộ doanh nghiệp. Vì vậy, các cấp cũng cần xem xét thêm về vấn đề này.

Về quản lý vi mô:

- Doanh nghiệp phải có kế hoạch xây dựng bộ phận KTNB, nhất là các doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu như công ty TNHH, công ty cổ phần nhằm thực hiện tốt mục tiêu của hệ thống kiểm soát doanh nghiệp.

- Cần thực hiện nghiêm túc qui chế KTNB mà Bộ Tài chính đã ban hành. - Có thể các doanh nghiệp có qui mô nhỏ gặp khó khăn khi bố trí nhân sự

cho bộ phận KTNB, nhất là trưởng phòng (trưởng ban) KTNB, nhưng nhất thiết không được bố trí nhân viên KTNB kiêm nhiệm công tác kế toán tại doanh nghiệp như thực tế phát sinh ở một số doanh nghiệp hiện nay .

- Cần xây dựng qui chế hoạt động tại công ty riêng cho bộ phận KTNB, để bộ phận này thực hiện thuận lợi nhiệm vụ của KTNB.

Hỗ trợ về mặt đào tạo và các điều kiện khác để nâng cao và phát triển đội ngũ KTV nội bộ.

chính sách. Để có một đội ngũ cán bộ, cần có sự quan tâm đặc biệt đến bồi dưỡng, đào tạo tương xứng, nhất là với đội ngũ đầu ngành kết hợp sử dụng chuyên gia nước ngoài ở một số khâu công việc và một số lĩnh vực cần thiết.

Theo quyđịnh 237/TC/QĐ/CĐKT ngày 19/03/1994 của Bộ tài chính về quy chế thi tuyển và cấp chứng chỉ kiểm toán độc lập qui định người dự thi phải đạt yêu cầu cả 8 môn thi bắt buộc mới được cấp chứng nhận trúng tuyển KTV. Đối với KTV nội bộ hiện nay chưa có qui định cụ thể. Tuy nhiên, trang bị những kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn cho KTV nội bộ cũng cần đạt được những điều kiện tương đương như thế.

Ngoài ra, cũng cần chú ý là cán bộ của doanh nghiệp cử ra nên yêu cầu và bước đi trong công việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ này có thể không nhất thiết phải giống hệt với yêu cầu bồi dưỡng thi tuyển kiểm toán viên độc lập.

KTV nội bộ cần được tuyển chọn từ bộ phận kế toán tài vụ và được huấn luyện, đào tạo thêm để quay trở lại làm kiểm toán nội bộ cho doanh nghiệp. Có như vậy mới đảm bảo cho KTV nội bộ nắm chắc tình hình của đơn vị và không làm tăng biên chế, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị trong điều kiện các doanh nghiệp hiện đang gặp khó khăn vì dôi thừa lao động.

Trong khi Chính phủ tạo ra các cơ sở pháp lý cho nghề kiểm toán tồn tại và phát triển thì việc tổ chức chuyên môn trong quản lý nghề kiểm toán có một trách nhiệm lớn lao trong việc chăm lo cho các lợi ích của KTV; thiết lập duy trì và theo dõi các yêu cầu đối với việc vào nghề, tổ chức hoặc giám sát các kì thi chuyên môn để cấp giấy phép hành nghề kiểm toán, giám sát việc tuân thủ các yêu cầu về giáo dục chuyên môn thường xuyên; theo dõi đánh giá năng lực, việc chấp hành bộ luật đạo đức và khi cần thiết thì áp dụng biện pháp kỉ luật đối với những người không tuân thủ, đồng thời giúp cho các KTV cập nhật kiến thức, tiếp cận với sự phát triển nghề nghiệp của quốc gia cũng như quốc tế. Có như vậy mới đảm bảo cho hệ thống KTNB hoạt động có hiệu quả và thiết thực hơn đối với doanh nghiệp.

• Về vật chất và phương tiện kĩ thuật:

Do đòi hỏi đối với KTV là phải trung thực, chính xác nên cần phải có các chính sách đãi ngộ thích hợp đối với các KTV để các KTV có điều kiện làm việc tốt, an tâm hơn trong công việc và tránh được nạn tham nhũng, thiếu trung thực của KTV, giúp cho hoạt động kiểm toán ngày càng có hiệu quả.

Bên cạnh đó, để thúc đẩy tiến trình hình thành bộ phận KTNB ở nước ta cần phải có một cơ sở vật chất kĩ thuật vững mạnh, các doanh nghiệp cần đầu tư các máy móc, công cụ, thiết bị hiện đại để giúp cho các KTV nội bộ của mình có thể giải quyết một khối lượng công việc lớn của doanh nghiệp với chất lượng cao. Đây là hoạt động cần thiết vì rằng việc đầu tư thiết bị hiện đại trong kiểm toán sẽ giúp cho hiệu quả kiểm toán cao và có thể sử dụng lâu dài.

• Về mô hình tổ chức kiểm toán nội bộ.

Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách hữu hiệu, bộ phận KTNB phải trực thuộc cấp cao nhất trong DN. Ở các đơn vị không có hội đồng quản trị, bộ phận KTNB nên được tổ chức thuộc và báo cáo trực tiếp cho giám đốc . Mô hình :

Theo như mô hình này, bộ phận KTNB có nhiệm vụ thực hiện kiểm toán đối với bộ phận kế toán và các phòng ban khác, sau đó sẽ trình báo cáo kiểm toán cho giám đốc. Giám đốc Bộ phận KTNB Bộ phận Kế toán Các phòng ban khác

Ở các doanh nghiệp có hội đồng quản trị, bộ phận KTNB nên trực thuộc uỷ ban kiểm soát của hội đồng quản trị. Uỷ ban này gồm một số thành viên của hội đồng quản trị nhưng không giữ chức vụ hay đảm trách công việc gì trong đơn vị. Tính chất độc lập giúp cho uỷ ban kiểm soát thực hiện tốt chức năng giám sát của mình đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Mô hình như sau:

Theo đó, bộ phận KTNB sẽ báo cáo kiểm toán cho uỷ ban kiểm soát sau khi đã thực hiên công việc kiểm toán đối với bộ phận kế toán và các phòng ban khác.

Một phần của tài liệu Kiểm tóan nội bộ và sự phối hợp giữa kiểm toán viên nội bộ với kiểm toán viên bên ngoài (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w