0
Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Những giải pháp cơ bản nhằm tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VỚI VẤN ĐỀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH TOÀN CẦU HÓA.DOC (Trang 25 -27 )

Với triển vọng lớn trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam, mở ra giai đoạn phát triển mới với sự hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam cần thực hiện đồng bộ hệ thống các giải pháp sau:

Thứ nhất cần hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách, cụ thể khẩn trương hoàn chỉnh để ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các luật mới có liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh. Bên cạnh đó, sẽ tiến hành rà soát để sửa đổi, bổ sung các chính sách thuế, chính sách ưu đãi đầu tư và các chính sách khác nhằm tạo môi trường minh bạch, thông thoáng và dỡ bỏ mọi cản trở đối với hoạt động đầu tư. Rà soát và có chương trình triển khai đầy đủ theo đúng tiến độ các cam kết hội nhập liên quan đến mở cửa thị trường. Chính phủ ban hành Chỉ thị về thu hút vốn FDI trong bối cảnh, hoàn cảnh mới; theo đó, sẽ phân công cụ thể công việc cho các bộ, ngành và địa phương nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh phù hợp với vị thế mới của đất nước, tạo thuận lợi cho một “làn sóng đầu tư mới”.

Thứ hai, tiếp tục minh bạch hóa quy trình, thủ tục hành chính đối với đầu tư nước ngoài. Thực hiện tốt cơ chế liên thông đối với đầu tư. Tăng cường thực hiện cơ chế “một cửa” trong việc giải quyết thủ tục đầu tư. Rà soát các vướng mắc về thủ tục hành chính ở tất cả các lĩnh vực, các cấp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp phép đầu tư mới và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư; các thủ tục liên quan tới triển khai dự án đầu tư như thủ tục về đất đai, xuất nhập khẩu, cấp dấu, xử lý tranh chấp... Xử lý dứt điểm các vướng mắc trong quá trình cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư và các vấn đề vướng mắc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Thứ ba, tiếp tục tập trung sức nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, trước mắt giải quyết tốt nhu cầu năng lượng cho các nhà đầu tư theo hướng bảo đảm trong mọi trường hợp không để xảy ra tình trạng thiếu điện đối với cơ sở sản xuất. Có cơ chế

khuyến khích tư nhân đầu tư phát triển các công trình cơ sở hạ tầng, trong đó có các nhà máy điện độc lập, các công trình giao thông cảng biển...

Thứ tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các quy hoạch còn thiếu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định, xây dựng dự án. Thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tư trong công tác quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phải phù hợp với các cam kết quốc tế.

Thứ năm, về xúc tiến đầu tư nước ngoài, cần phải công bố Danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006-2010 và tiếp tục cập nhật các tài liệu đầu tư để làm cơ sở tiến hành vận động đầu tư. Tăng cường vận động XTĐT tại địa bàn trọng điểm, tập trung vào các đối tác lớn, các tập đoàn xuyên quốc gia để kêu gọi đầu tư vào các dự án trọng điểm. Chủ động tiếp cận hỗ trợ các nhà đầu tư tiềm năng có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam. Thúc đẩy quá trình chuẩn bị để sớm đặt thêm các văn phòng đại diện XTĐT tại một số địa bàn trọng điểm ở nước ngoài. Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ tổ chức các cuộc đối thoại thường xuyên với doanh nghiệp trong và ngoài nước để lắng nghe ý kiến đóng góp của họ, qua đó, khắc phục các tồn tại, đẩy mạnh hơn nữa cải cách và chống tham nhũng.

Thứ sáu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một giải pháp chiến lược của nước ta. Cần phải đổi mới tư duy về phát triển nguồn nhân lực, chú trọng công tác giáo dục- đào tạo. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo đặc biệt chú trọng công tác đào tào lại lao động; nâng cao sức khỏe, năng suất chất lượng làm việc, đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn lao động đã qua đào tạo;có chính sách khuyến khích lao động học tập nâng cao trình độ, tay nghề; tăng cường áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào cải thiện môi trường lao động, đảm bảo vệ sinh- an toàn lao động; …

Ngoài ra, cần có những biện pháp thu hút FDI tạo việc làm cho người lao động trong Nông nghiệp và khu vực nông thôn., các vùng, miền có tiềm lực, nguồn lực dồi dạo nhưng chưa được chú trọng.

Để đạt được mục tiêu đề ra, còn rất nhiều việc phải làm. Tuy nhiên, với kinh nghiệm có được qua 20 năm đổi mới, kết quả đạt được của 5 tháng đầu năm 2007

cũng như những yếu tố thuận lợi mới đang xuất hiện, có thể dự báo mục tiêu thu hút 12 tỷ USD vốn FDI năm 2007 sẽ trở thành hiện thực, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển nhanh, bền vững.

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VỚI VẤN ĐỀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH TOÀN CẦU HÓA.DOC (Trang 25 -27 )

×