PHẦN CÀI ĐẶT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quy trình phân tích thiết kế giao diện người sử dụng phương pháp hướng đối tượng (Trang 61 - 66)

Để minh hoạ cho toàn bộ các chương đã trình bày như trên, chúng ta đi vào khảo sát ví dụ minh hoạ cụ thể bằng mô tả việc Tuyển Nhân Viên vào một cơ quan, phần chương trình mô phỏng này được viết bởi ngôn ngữ lập trình Visual Basic. Như đã biết từ thí dụ tuyển nhân viên ta thấy có ba vai trò chủ yếu trong quá trình tuyển mộ là:

 Người quản lý thuê

 Nhân viên tuyển chọn

 Thành viên hội đồng tuyển chọn

Từ mô hình nhiệm vụ như đã mô tả ở chương III chúng ta đã thấy rằng khi người tuyển mộ yêu cầu lấy nhân viên mới, thì người tuyển chọn cung cấp hồ sơ cho các ứng viên có triển vọng, sau khi nhận được hồ sơ thì ứng viên bổ xung các thông tin vào và nộp cho hội đồng tuyển chọn. Người quản lý tuyển chọn lựa chọn người phỏng vấn. Khi đó nhân viên tuyển mộ lập lịch phỏng vấn và thu được kết quả trong buổi phỏng vấn. Sau khi có kết quả người quản lý tuyển mộ lập quyết định xem ai phù hợp nhất cho công việc sắp tới. Cuối cùng là người quản lý tuyển chọn đề xuất đưa ra lời đề nghị quyết định chọn ứng viên nào, nhân viên tuyển mộ kết thúc tuyển mộ sau khi lời đề nghị được chấp nhận.

Từ bài toán trên chúng ta sẽ mô tả việc thiết kế giao diện của quá trình tuyển nhân viên như sau:

Chúng ta sẽ biểu diễn màn hình chính với 3 menu chính là: Quản lý người thuê mướn, người tuyển mộ, thành viên hội đồng tuyển mộ và phím thoát khỏi chương trình. Trong màn hình chính này sẽ mô phỏng toàn bộ việc tuyển chọn nhân viên:

-107-

Màn hình chính được đưa ra phải đảm bảo các chức năng:

 Đầy đủ thông tin cần đưa ra.

 Dễ sử dụng.

 Dễ quan sát.

 Đảm bảo về mặt thẩm mỹ.

Các menu đưa ra phải đảm bảo mỗi mục chọn là một chức năng riêng biệt, trong các menu con phải chứa các thông tin của menu chính muốn đưa ra, nếu các menu con có cùng một chức năng ta nên đưa các thông tin này vào một màn hình cho người sử dụng dễ quan sát và dễ dùng.

Để mô tả biểu diền cho các menu con tiếp theo, chúng ta có thể biểu diễn theo cấu trúc nhánh như hình vẽ dưới đây, nó gồm các menu thả xuống và các mục chọn. Mỗi mục chọn có những mục chọn con được thể hiện bằng mũi tên mô phỏng như hình vẽ:

-108-

Muốn lựa chọn một menu nào đó bao gồm các chức năng riêng biệt, thì ta nên đưa ra các mục chọn, ở màn hình này đưa ra cho người sử dụng dễ quan sát và dễ sử dụng hơn, khi cần lựa chọn thì người dùng chỉ cần tích vào một trong các mục chọn được đưa ra. Ví dụ: Đặc tả yêu cầu cho vị trí sẽ xuất hiện menu như sau:

Giao diện ở trên xuất hiện mô tả các option, các lựa chọn này được đưa ra để cho người sử dụng thấy được các chức năng mô tả bên trong nó, thanh menu bar mô tả chức năng của giao diện, và các nút nhấn góc trên bên trái mô tả kích cỡ của giao diện có thể phóng to hay thu nhỏ lại khi sử dụng.

Để cho người sử dụng dễ quan sát khi số liệu chúng ta muốn đua ra, chúng ta đưa ra giao diện dưới dạng lưới để biểu diễn cho người sử dụng dễ quan sát, sửa đổi, bổ

-109-

xung. Trong bảng đưa ra dữ liệu dạng lưới này nên tạo ra thanh trượt để có thể xem được toàn bộ dữ liệu cần khảo sát.

Trong trường hợp dữ liệu đưa ra có tính mô phỏng, nhằm biểu diễn những thông tin cho người sử dụng dễ quan sát thì ta nên đưa dữ liệu dưới dạng hình ảnh, màu sắc được đưa ra ở đây phải đảm bảo tình hài hoà.

Trên đây là chương trình cài đặt đơn giản mô phỏng thí dụ tuyển nhân viên vào một cơ quan, bao gồm những người tuyển mộ và những người tham dự tuyển mộ.

Mô phỏng này giúp cho người đọc thấy một vài nét về việc phân tích, thiết kế giao diện người sử dụng một cách tổng quan nhất, được áp dụng xuyên suốt trong tài liệu luận văn này từ chương mở đầu cho tới chương kết thúc.

-110-

KẾT LUẬN

Luận văn được trình bày gồm bốn chương và phần cài đặt, luận văn này đã nghiên cứu , khảo sát những vấn chính đề sau

1. Các vấn đề cơ bản của thiết kế giao diện phần mềm, một khía cạnh của thiết kế giao diện người-máy.

2. Hình thành một qui trình phân tích, thiết kế giao diện người sử dụng theo phương pháp hướng đối tượng bao gồm từ phân tích người sử dụng, phân tích nhiệm vụ người sử dụng đến thiết kế giao diện người sử dụng theo

phương pháp hướng đối tượng.

3. Luận văn đã thử áp dụng qui trình lý thuyết như đã trình bày vào phân tích, thiết kế và cài đặt một bài toán cụ thể làm thí dụ minh họa.

Các vấn đề cần nghiên cứu tiếp theo

Sử dụng các công cụ hiện đại vào phân tích thiết kế giao diện người sử dụng: Tiến trình RUP (Rational Unified Process) và UML (Unified Modeling Language) của Rational Software hay Visio của Microsoft vào phân tích thiết kế hướng đối tượng giao diện người sử dụng.

-111-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quy trình phân tích thiết kế giao diện người sử dụng phương pháp hướng đối tượng (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)