2.2.Nguyên lý hoạt động của đồng hồ

Một phần của tài liệu Bao Cao thuc tap chuyen nganh dien dien tu pps (Trang 63 - 67)

Đồng hồ được kết nối với 1 cảm biến điện dung(Sensor từ). Khi có kim loại gần Sensor (khoảng cách phát hiện kim loại khoảng 0.5mm) thì đồng hồ sẽ đếm. Mỗi lần đếm tăng bao nhiêu đơn vị la do việc cai đặt hệ số đếm. Hệ số đếm mặc định của đồng hồ la 1, tức la mỗi lần đếm đồng hồ sẽ tăng 1 đơn vi (tăng từ 1 lên 2, lên 3,…..).

2.3. Kết nối với cảm biến điện cảm.

Sensor từ có 3 dây kết nối: Red, Grên, Black hoặc Brown, Black, Blue. Cách kết nối với RC102C được mô tả theo sơ đồ sau:

2.4. Cài đặt

Để tiến hanh cai đặt ta cần nối chân 9, 10 với nhau. Sau đó sử dụng 3 phím trên đồng hồ la phím PRG, phím tăng va phím R/T để cai đặt (hình vẽ).

Có 3 bảng thông số cần quan tâm. • Hệ số đếm.

Khi nối chân 9, 10 với nhau va cấp nguồn cho đồng hồ, man hình sẽ hiện 1.00000 va nhấp nháy số 1. Hệ số đếm mặc định la 1(1.00000). Để thay đổi hệ số đếm ta ấn phím tăng. Tiếp theo sử dụng phím PRG để chuyển vị trí Led. Ví dụ ta muốn thay đổi hệ số đếm lên 2 thì ấn phím tăng( man hình hiển thị

2.00000), lên 3.14 thì ấn phím tăng đến khi man hình hiển thị 3.00000 thì ấn phím PRG để chuyển tới vị trí số 0 đầu tiên va ấn tăng lên 1, tiếp tục ấn PRG để chuyển sang vị trí số 0 thứ 2 va ấn tăng lên 4. Man hình lúc nay sẽ hiển thị 3.14000 va khi hoạt động thì mỗi lần đếm sẽ tăng 3.14 đơn vị (với hệ số nhân la 1, hệ số nhân có thể thay đổi). Hệ số đếm có thể cai đặt la từ 0.00000 đến

9.99999(từ 0 đến 9,99999). • Cai đặt hiển thị.

RC102 chỉ có thể hiển thị 2 số sau dấu phảy. Thực tế thì chúng ta cũng chỉ cần chính xác tới 2 số phần thập phân la đủ. Ta sử dụng phím R/T để vao phần thông số nay (xem bảng hướng dẫn):

Sau đó sử dụng phím tăng để lựa chọn: -1: tức la hiển thị số nguyên.

-0.1: hiển thị 1 số phần thập phân. -0.01: hiển thị 2 số phần thập phân. • Hệ số nhân của hệ số đếm.

Như đã trình bay trên, hệ số đếm max la 9,99999 vậy khi ta muốn có hệ số đếm cao hơn như 20, 35 vv… thì phần cai đặt hệ số đếm sẽ không thể

đáp ứng. Vì vậy cần có phần hệ số nhân nay. Ví dụ ta muốn hệ số đếm la 20,5. Lúc nay ta sẽ cai đặt hệ số đếm la 2.05 va hệ số nhân la 10.

Đây la bảng thông số: - 0: hệ số nhân la 1. - 1: hệ số nhân la 10. - 2 : hệ số nhân la 100. - -3: hệ số nhân la 0.001. - -2: hệ số nhân la 0.01. - -1: hệ số nhân la 0.1.

Lưu ý: sau khi cai đặt xong ta cần ngắt nguồn cấp va cắt dây nối chân 9, 10. Sau đó mới có thể đưa vao sử dụng.

2.5. Ứng dụng

Ứng dụng đầu tiên của đồng hồ la đếm sản phẩm. Sau các bước cai đặt trên la ta có thể sử dụng. Sản phẩm phải bằng kim loại do ta đang sử dụng cảm biến điện dung. Với cảm biến quang thì ta có thể đếm mọi loại sản phẩm.

Một ứng dụng nữa của đồng hồ la đo chiều dai của các cuộn dây, giấy, bao bì trong các nha máy sản xuất giấy , bao bì. Thực chất vẫn la ứng dụng đếm. Ứng dụng được mô tả trong hình sau:

Khi bánh răng quay được 1 vòng thì chiều dai cuộn dây chạy qua bánh răng chính bằng chu vi của vòng tròn bánh răng. Như vậy để đo được chiều dai cả cuộn dây thì ta sẽ đếm số vòng quay của bánh răng rồi nhân với chu vi của vòng tròn bánh răng.

Ví dụ chu vi của vòng tròn bánh răng la 50cm. Như vậy mỗi một vòng quay thì ta sẽ đo được chiều dai dây la 50cm. Đây chính la hệ số đếm ta phải cai đặt cho đồng hồ. Sau đó ta lắp đặt Sensor để đếm số vòng quay của bánh răng. Thực tế ta thường lắp Sensor ở phần sát ngoai của bánh răng để sai số la thấp nhất va ta phải gắn một nam châm nhỏ lên bánh răng thì Sensor mới xác định được số vòng quay. Vì bánh răng cũng bằng kim loại dẫn đến Sensor sẽ luôn luôn nhận được tín hiệu hoặc không nhận được khi khoang cách lớn hơn 0.5mm. Nhưng khi gắn nam châm thì Sensor chỉ nhận được tín hiệu ở vị trí gắn nam châm. Ta có thể thay nam châm bằng một cục kim loại nhỏ.

Một phần của tài liệu Bao Cao thuc tap chuyen nganh dien dien tu pps (Trang 63 - 67)