ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ HẠCH TOÁN NVL TẠI CÔNG TY DỆT MAY 29/3:

Một phần của tài liệu Thực trạng của công tác kế tóan nguyên vật liệu tại các công ty xuất khẩu hàng thiết yếu pdf (Trang 28 - 31)

TY DỆT MAY 29/3:

1. Đánh giá công tác quản lý vật tư: 1.1 Về tình hình cung cấp vật tư:

Vật tư mà công ty được cung ứng bởi các hợp đồng mua bán với các nhà máy, xí nghiệp sản xuất vật tư trong nước là chủ yếu. Đây là một thuận lợi cho công ty. Nhờ vậy mà công ty không bị trở ngại cho việc sản xuất có thể lựa chọn nhà cung cấp káhc

có thể đáp ứng được nhu cầu trong trường hợp nhà cung cấp không đáp ứng đủ các yêu cầu công ty cần nà công ty có thể chủ động hơn khi có biến động về giá cả vật tư. Tuy nhiên, địa bàn các nhà cung ứng trải rộng như vầy cũng gây không khó khăn, do nhà cung cấp ở xa nên công ty phải chịu chi phí vận chuyển, lưu kho, bảo quản lớn gây ứ đọng vốn trong vật tư tồn kho. Bên cạnh đó các khoản nợ với nhà cung cấp cũng không thể lâu được và đã gây không ít áp lực về tiền mặt cho công ty.

1.2. Về tình hình dự trữ:

Công ty dự trữ các phụ tùng thay thế, vật liệu điện để phục vụ sửa chữa kịp thời các máy dệt, máy móc, phục vụ sản xuất.

Các loại NVL chính: sợi BTP, cotton... thường được dự trữ với khối lượng không nhiều, mang tính dự phòng để đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất liên tục trong các trường hợp đột xuất. Tuy nhiên, việc dự trữ vật tư sát nhu cầu cũng gây cho công ty ở trong thế bị động trong những trường hợp khan hiếm vật tư. Công ty cũng dự trữ chủ yếu là các loại thuốc nhuộm, thuốc in ...

1.3. Về tình hình sử dụng vật tư:

Công ty đã xây dựng được hệ thống định mức sử dụng vật tư để quản lý và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện để công ty tiến hành tính giá thành sản phẩm hợp lý và phù hợp với đặc điểm sản xuất.

Vật tư xuất dùng cho sản xuất trên cơ sở căn cứ vào kế hoạch sản xuất do phòng kinh doanh lập hoặc căn cứ phiếu đề nghị của phân xưởng có xác nhận của phó giám đốc vàphòng kinh doanh. Nhờ có hệ thống định mức sử dụng nên lượng vật tư xuất dùng cho sản xuất tương đối phù hợp sát với nhu cầu, tránh được lãng phí cũng như ngưng sản xuất do thiếu hụt vật tư.

Vật tư ở công ty có rất nhiều loại do đó việc tổ chức ghi chép, phản ánh tình hình vật tư cần phải chính xác, cung cấp thông tin kịp thời cho quản lý, kế toán của công ty là những người làm việc lâu năm trong nghề, có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao nên luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Đối với việc hạch toán vật tư, kế toán đã xây dựng được hệ thống tài khoản vật tư chi tiết cho từng loại từng thứ. Việc này giúp cho việc hạch toán thuận tiện và cụ thể. Công ty sử dụng đơn giá xuất bình quân cho tính giá xuất vật tư và được thực hiện vào cuối tháng chỉ ghi vào sổ chi tiết vật tư về mặt giá trị vào cuối tháng. Cùng với việc ghi vào sổ Nhật ký chứng từ vào cuối tháng dẫn đến khối lượng công việc dồn vào cuối tháng rất nhiều. Đặc biệt là vào những tháng cuối quý, điều này không chỉ hạn chế trong việc theo dõi tình hình xuất kho vật tư mà còn không đảm bảo cung cấp số liệu cho kế toán tổng hợp để tính giá thành sản phẩm.

Như vậy, nhìn chung công tác quản lý và hạch toán vật tư tại Công ty Dệt may 29/3 Đà Nẵng là sự vận dụng đúng đắn lý luận vào thực tiễn. Chấp hành những quy định của Nhà nước về hạch toán vật tư, đảm bảo cung cấp kịp thời nhu cầu vật tư cho sản xuất. II. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU:

1. Biện pháp về dự trữ vật tư:

Đối với NVL chính như cotton, sợi, tơ ... công ty cần xác định mức dự trữ hợp lý để đảm bảo cung ứng kịp thời cho sản xuất không gây gián đoạn cho việc sản xuất do thiếu vật tư, vừa đảm bảo không gây ra dư thừa, ứ đọng vốn vật tư, tồn kho do dự trữ quá mức, cũng như việc giảm chất lượng vật tư. Để làm tốt điều này phòng kinh doanh cần thường xuyên xem xét tình hình cung cấp thực tế, đối chiếu với các hợp đồng đã ký, kiểm tra tình hình thực hiện hợp đồng của các nhà cung ứng vật tư về số lượng,

chất lượng, mức độ đáp ứng ... đồng thời xem xét tiến độ sản xuất, tình hình sử dụng vật tư tại phân xưởng để phát hiện sự mất cân đối giữa nhu cầu và khả năng cung cấp để có thể điều chỉnh kịp thời. Đối với các loại vật tư khan hiếm, có giá trị, chất lượng cao như tơ sợi, hoá chất, thuốc nhuộm, vật liệu may thì cần chủ động dự trữ do hầu như các đơn đặt hàng đều có nhu cầu sử dụng công ty cần phân tích, đánh giá nhu cầu thị trường và dựa trên cơ sở thống kê, tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn để xác định số lượng dự trữ phù hợp.

Đối với nhiên liệu, do công ty có thể mua từ các công ty xăng dầu trong Thành phố nên không cần dự trữ nhiều, lúc đó nhu cầu có thể gọi điện đặt hàng vẫn được đáp ứng ngay. Do đó công ty cần dự trữ nhiên liệu đủ sử dụng cho sản xuất trong trường hợp đột xuất.

Đối với phụ tùng thay thế, thiết bị vật liệu ... Công ty cần thiết phải dự trữ nhằm đáp ứng kịp thời để khắc phục nhanh chóng mọi sự ngưng trễ sản xuất do ảnh hưởng đến việc hư hỏng máy móc thiết bị sản xuất.

2. Biện pháp về sử dụng vật tư:

Để quản lý và sử dụng vật tư có hiệu quả, công ty cần tổ chức bố trí sản xuất ở phân xưởng hợp lý. Đồng thời để mở rộng thị phần, nhất là thị trường nước ngoài đòi hỏi công ty phải thay đổi máy móc hiện đại hơn, áp dụng dây chuyền công nghệ mới để sản phẩm sản xuất ra chất lượng cao hơn, đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng. Nhờ đó mà sẽ góp phần làm giảm tiêu hao NVL, giảm các chi phí khác.

Một phần của tài liệu Thực trạng của công tác kế tóan nguyên vật liệu tại các công ty xuất khẩu hàng thiết yếu pdf (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)