Khi được tạo ra, một đối tượng aglet có thể được gửi đi đến và/hoặc nhận về từ một server khác, ngưng hoạt động và được lưu trữ ở một nơi nào đó để rồi lại được tái kích hoạt.
Một aglet có thể tự gửi chính nó đến một server khác bằng cách gọi hàm nguyên gốc Aglet.dispatch (URL dest). Để chính xác hơn, aglet cư ngụ trong một aglet context và có thể di chuyển từ context này đến context khác trong suốt quá trình hoạt động. Bởi vì server có thể phục vụ nhiều context trong cùng một máy ảo Java (JVM), và một host có thể phục vụ nhiều server nên context được đặt tên với những thụôc tính sau:
Địa chỉ của host, thường là địa chỉ IP Port mà server dùng để nghe
Số context trong server.
Ví dụ: atp://aglets.ibm.com:1434/context_name
Khi di trú, một aglet phải ngưng hoạt động, lần lượt đưa trạng thái hoạt động và bytecode của nó vào một form chuẩn và rồi được chuyển đến đích. Bên phía nhận, đối tượng Java được tái xây dựng dựa theo dữ liệu nhận được từ gốc và một thread được đăng kí và thực thi.
Aglets có tính bền vững. Do một mobile aglet cần được phân mảnh thành bit-stream, mọi mobile aglet có thể bền vững trong tự nhiên.
nhớ và đưa aglet vào trạng thái ngủ đông trong một khoảng thời gian nhất định. Sau khi hết thời gian hoặc khi một chương trình khác yêu cầu nó tái kích hoạt, aglet sẽ được tái kích hoạt trong cùng context mà nó bị ngưng hoạt động.
Không giống như các đối tượng Java thông thường sẽ bị tự động hủy bởi chế độ thu thập rác của Java ( garbage collector ), một đối tượng aglet sẽ tự quyết định có hủy chính nó hay không. Nếu bạn gọi phương thức dipose() để hủy một aglet, hàm onDisposing() được gọi để hoàn tất công việc tùy vào trạng thái hiện hành của aglet. Tuy nhiên, khi aglet bị hủy, những tài nguyên đang được sử dụng như cơ sở dữ liệu hay file sẽ không được tự động hủy như aglet, bạn phải có những lệnh riêng hủy chúng.
3.3.1.5. Aglet API