Xử lý chuyển tiếp nhanh EF PHB

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá và so sánh hiệu quả đảm bảo QoS cho truyền thông đa phương tiện của mô hình IntServ và DiffServ Luận văn ThS. Công nghệ thông tin 60 48 15 (Trang 64 - 67)

Chuyển tiếp EF PHB khả thi nếu băng thông đầu ra và kích thước bộ nhớ đệm đủ để các luồng lưu lượng ra với tốc độ phục vụ . Tốc độ phục vụ  luôn lớn hơn tốc độ đầu vào  tại các bộ đệm EF. Các luồng không phải EF ở đây là các luồng dịch vụ cố gắng tối đa. Với kỹ thuật lập lịch ưu tiên như đã giới thiệu trong chương trước, chuyển tiếp EF đảm bảo được tính ưu tiên cho các luồng lưu lượng theo yêu cầu.

Phân loại gói theo BA Lập lịch Cổng đầu ra . . . Bộ định tuyến IP Hàng đợi PHB Gói tin đến DSCP 3 DSCP 2 DSCP 1 Giao diện người dùng mạng SLA   EF EF Không EF  

4.5.2 Chuyển tiếp đảm bảo AF PHB

Chuyển tiếp bảo đảm AF PHB gần tương đương với dịch vụ tải có điều khiển trong mô hình IntServ. Có nhiều mức chuyển tiếp bảo đảm khác nhau cho các gói tin IP qua một miền DS. Ví dụ, các nhóm PHB có thể được sử dụng tại nhiều mức độ khác nhau của quan hệ tụ hợp (Telnet, SMPT, và FTP có thể được gán mức độ cao hơn so với HTTP). Đặc điểm của AF PHB là phân phối dữ liệu đảm bảo với khả năng mất gói thấp. Đó là điều kiện tốt nhất khi sử dụng các giao thức không thực hiện xử lý sửa lỗi hoặc không có giải pháp truyền lại gói.

AF PHB bao gồm 4 lớp chuyển tiếp và mỗi lớp chuyển tiếp có 3 mức ưu tiên loại bỏ gói tin, mỗi lớp được gán một băng thông và khoảng nhớ đệm xác định. Lớp A có thể có bộ nhớ đệm lớn hơn nhưng băng thông nhỏ và lớp D có thể có bộ nhớ đệm nhỏ nhưng băng thông lớn hơn. Nếu một gói phải bị loại bỏ, bộ định tuyến có cách nhận biết gói nào bị loại bỏ đầu tiên. Nếu bộ nhớ đệm đầy, thì quá trình loại bỏ gói sẽ bắt đầu theo trật tự loại bỏ theo mức ưu tiên. Một nhóm PHB AF là Afxy trong đó x là nhóm và y là mức thứ tự loại bỏ. Các phân loại AF được thể hiện trên bảng dưới đây.

Bảng 4.3: Chi tiết phân lớp đảm bảo AF PHB

Mức ƣu tiên Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp4 Thấp (AF11) 001010 (AF21) 010010 (AF31) 011010 (AF41) 100010 Trung bình (AF12) 001100 (AF22) 010100 (AF32) 011100 (AF42) 100100 Cao (AF13) 001110 (AF23) 010110 (AF33) 011110 (AF43) 100110

CHƢƠNG 5. THỰC NGHIỆM MÔ PHỎNG

5.1 Hệ mô phỏng NS2 5.1.1 Giới thiệu 5.1.1 Giới thiệu

NS (Network Simulator) là một phần mềm mô phỏng mạng, được phát triển bởi dự án VINT (Virtual InterNetwork Testbed) của Bộ Quốc phòng Mỹ. VINT đã chọn bộ mô phỏng NS, do nhóm nghiên cứu ở phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley, Hoa Kỳ, xây dựng và phát triển. Mục đích của dự án này là xây dựng một bộ mô phỏng công cộng với một tập rất lớn các mô hình để nghiên cứu về mạng, cung cấp cho các nhà nghiên cứu nhiều khả năng mới trong thực nghiệm, giúp các nhà nghiên cứu đánh giá được các giao thức trong các điều kiện khác nhau. Bộ mô phỏng được vận hành theo cơ chế sử dụng các sự kiện rời rạc, có thứ tự. Người sử dụng có thể thay đổi cấu hình và mở rộng mô hình mạng rất dễ dàng bằng cách lập trình thêm vào một số mô-đun chương trình. Hiện nay NS có nhiều phiên bản, phiên bản sử dụng để mô phỏng trong luận văn này là NS - 2.33.

Một công cụ khác được phát hành cùng với NS là Network Animator (NAM). Công cụ này cung cấp hình ảnh đồ họa về tô-pô mạng, sự chuyển động của các nút trong mạng không dây và truyền thông giữa chúng. Đây là một công cụ rất có ích để tìm lỗi trong chương trình mô phỏng mà người sử dụng tạo ra.

5.1.2 Kiến trúc của NS2

NS là bộ mô phỏng hướng sự kiện viết bằng C++, với một trình thông dịch OTcl (Object Oriented Tool Command Language) giao tiếp với người sử dụng. Để giảm thời gian xử lý gói tin và thời gian xử lý sự kiện, bộ lập lịch sự kiện và các đối tượng mạng cơ bản trong đường truyền dữ liệu được viết và dịch bằng C++. Những đối tượng được biên dịch này sẽ được kết nối tới bộ thông dịch OTcl qua trình liên kết OTcl. Trình liên kết này sẽ tạo ra các đối tượng OTcl tương ứng với mỗi đối tượng trong C++. Các hàm và biến trong đối tượng C++

chuyển thành các hàm và biến trong đối tượng OTcl tương ứng. Do đó, việc điều khiển các đối tượng C++ có thể được thực hiện trong ngôn ngữ mô phỏng OTcl. Các lớp trong C++ được tổ chức dưới dạng cây phân cấp, và tạo ra tương ứng trong OTcl. Hai cây phân cấp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, với một lớp trong cây phân cấp thông dịch OTcl thì cũng có một lớp tương ứng trong cây phân cấp biên dịch. Đỉnh của cây phân cấp OTcl là TclObject. Người sử dụng tạo ra những đối tượng mô phỏng mới thông qua trình thông dịch OTcl, những đối tượng này được thiết lập tự động thông qua các phương thức được định nghĩa trong lớp TclClass. Chúng ta có thể thay đổi các tham số cho các đối tượng mô phỏng thông qua các phương thức được định nghĩa trong lớp TclObject.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá và so sánh hiệu quả đảm bảo QoS cho truyền thông đa phương tiện của mô hình IntServ và DiffServ Luận văn ThS. Công nghệ thông tin 60 48 15 (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)