Chƣơng I : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỜI GIAN THỰC
2.2.4 Thiết kế hƣớng mẫu
2.2.4.3 Cấu trúc mẫu
Mục đích của giai đoạn này là tạo ra mô hình thiết kế của ứng dụng dựa trên các mẫu thiết kế.
a. Tạo các thể hiện của mẫu
Trên cơ sở các tài liệu mô tả mẫu về cấu tạo, các vấn đề mẫu giải quyết, các thành phần mẫu trong ngữ cảnh sử dụng phù hợp với mô hình ứng dụng hiện tại, đối chiếu mỗi mẫu với các trường hợp sử dụng trong thực tế, từ đó tiến hành định danh mẫu theo hai bước:
Thứ nhất xác định tên ứng dụng cụ thể (định danh) của mẫu và loại của mẫu, tên này sẽ được sử dụng trong suốt quá trình thiết kế.
Thứ hai là gắn các thuật ngữ ứng dụng cụ thể cho các thành phần bên trong của mẫu, các thuật ngữ này cũng được sử dụng trong suốt quá trình thiết kế chi tiết.
b. Nhiều thể hiện của cùng một kiểu
Người thiết kế có thể sử dụng nhiều định danh cho cùng một loại mẫu. Định danh của mẫu là để phân biệt các mẫu trong mô hình thiết kế.
c. Xác định các mối quan hệ giữa các thể hiện của mẫu
Sau khi định danh mẫu, bước tiếp theo là xác định mối quan hệ giữa các mẫu này. Trong phương pháp POAD thì mối quan hệ giữa các mẫu định danh là phụ thuộc. Người thiết kế sẽ quyết định là có hoặc không có quan hệ phụ thuộc giữa các mẫu.
Rất khó để hiểu mối quan hệ giữa các mẫu nếu chỉ dựa trên các thể hiện tĩnh của ứng dụng. Các kết quả thu được từ phân tích ứng dụng sẽ hỗ trợ việc xác định mối quan hệ giữa các mẫu. Các nhà thiết kế có thể sử dụng ngữ cảnh UML hoặc sơ đồ tương tác để làm thể hiện mối quan hệ giữa các mẫu. Hoặc có thể sử dụng các tài liệu mẫu thu được từ quá trình phân tích bao gồm các mô tả về các thành phần ứng dụng và chức năng của chúng…Nói chung có một số kĩ thuật mà người thiết kế có thể sử dụng để xác định quan hệ giữa các mẫu như tìm hiều về các trạng thái của hệ thống, hành vi của đối tượng, sơ đồ đối tượng, …
d. Phát triển các biểu đồ mức mẫu
Trong suốt quá trình định danh mẫu và xác định quan hệ giữa các mẫu định danh, người thiết kế có thể phát triển sơ đồ mức mẫu. Sơ đồ này thể hiện các định danh mẫu và quan hệ giữa chúng. Sử dụng mô hình UML để biểu diễn sơ đồ mức mẫu. Sơ đồ mức mẫu là một biểu diễn của mẫu, nó bao gồm các kí hiệu và cú pháp thể hiện. Sơ đồ mức mẫu thể hiện các định danh mẫu và quan hệ giữa các định danh.
e. Hệ thống con và các khung làm việc
Người thiết kế có thể xây dựng sơ đồ mức mẫu cho toàn bộ ứng dung. Với các ứng dụng lớn và phức tạp, ta nên chia ứng dụng thành tập các hệ thống con hay khung làm việc. Khi đó, người thiết kế có thể xây dựng sơ đồ mức mẫu cho từng khung làm việc một. Khi không thể phân tích hệ thống theo một tập các mẫu do giới hạn của thư viện mẫu thì việc sử dụng khung làm việc là cần thiết. Khung làm việc kết hợp với sơ đồ mức mẫu là phân tích chi tiết ở mức thiết kế thấp hơn trong mô hình hướng đối tượng truyền thống như sơ đồ lớp.
f. Sản phẩm
Sản phẩm của giai đoạn này là sơ đồ mức mẫu của ứng dụng hoặc của mỗi hệ thống con hay khung làm việc.