2.3.2 Hoạt động của AM
AM có hai dạng liên kết gồm tự liên kết và liên kết khác loại. Bộ nhớ ở dạng tự liên kết đƣa ra một mẫu đã lƣu giống nhất với mẫu vào hiện tại. Ở dạng liên kết khác loại, mẫu ra khác hoàn toàn mẫu vào về nội dung, kiểu và định dạng nhƣng có liên quan với mẫu vào. Hình 2.2 mô tả hai dạng AM.
(a) (b)
Hình 2.2: Hai dạng liên kết của bộ nhớ liên kết. Hình 2.2(a) Bộ nhớ dạng tự liên kết. Hình 2.2(b) Bộ nhớ dạng liên kết khác loại
Cặp mẫu trực giao là hai mẫu đƣợc biểu diễn dƣới dạng hai véc tơ một chiều có tích vô hƣớng bằng 0.
AM có khả năng đƣa ra mẫu ra đúng từ một tập các mẫu vào nhiễu hoặc không đầy đủ trong cả dạng tự liên kết và liên kết khác loại. Do đó, khi bộ nhớ đƣợc kích hoạt với một mẫu vào thì mẫu lƣu trữ trong bộ nhớ đƣợc nhớ lại (xuất hiện ở đầu ra). Mẫu vào có thể chính xác, nhiễu hay là biểu diễn từng phần của mẫu đƣợc lƣu trong bộ nhớ.
AM có hai quá trình gồm quá trình học và quá trình nhớ lại. Với quá trình học, các cặp mẫu đƣợc lƣu trong ma trận trọng số kết nối. Quá trình nhớ lại thực hiện phục hồi một mẫu đã lƣu từ các mẫu vào hỏng hóc thông qua sự nhớ lại các mẫu đã lƣu trong ma trận trọng số. Do đó, quá trình học và nhớ lại liên quan mật thiết với nhau.
2.3.3 Một số đặc điểm của AM
Các lỗi và nhiễu chỉ gây ra giảm độ chính xác của mẫu ra và không ảnh hƣởng đến sự thực hiện của mạng
Nếu các cặp mẫu đƣợc mã hóa thành cặp véc tơ trực giao thì AM nhớ lại đúng cặp mẫu đó. Ngƣợc lại, AM không thể nhớ lại do sự đan chéo giữa các mẫu trong bộ nhớ.
Các mẫu thƣờng mã hóa thành véc tơ với các giá trị ở dạng 2 cực để kiểm tra đƣợc tính trực giao của mỗi cặp mẫu.
2.4 Mô hình BAM
2.4.1 Mạng Hopfield
Mạng Hopfield [35] là mô hình tiêu biểu của lớp mạng lan truyền ngƣợc. Mạng Hopfield là mạng một lớp có rất nhiều ứng dụng, đặc biệt trong bộ nhớ liên kết và trong các bài toán tối ƣu. Hình 2.3 mô tả mô hình mạng Hopfield.