Trong hình mô tả trên, những nút nào được phép ngủ trong thời gian bao lâu là phụ thuộc vào từng ứng dụng cụ thể, từ đó các thông số liên quan được điều chỉnh trong suốt quá trìnhđịnh tuyến. Để xử lý tính di động thì mỗi nút trong lưới ước tính thời gian rời khỏi lưới và gửi thông số thời gian ước tính này đến các nút láng giềng của nó. Những nút láng giềng đang ngủ điều chỉnh thời gian ngủ của chúng để giữ độ chính xác (tính trung thực) trong định tuyến. Trước khi thời gian r ời đi của nút hoạt động đến hạn thì các nút đang ngủ thức dậy và một trong số các nút đó chuyển sang trạng thái hoạt động. Do đó, GAF đáp ứng được cả 2 trường hợp: chế độ không di động (còn gọi là GAF cơ bản) và chế độ di động (còn gọi là GAF thíchứng di động).
Ưu điểm: GAF có hiệu năng tốt giống như một giao thức định tuyến cho mạng Adhoc bình thường gồm độ trễ gói tin truyền đến đích, tỉ lệ mất gói tin và tuổi thọ của mạng nhờ cách tiết kiệm năng lượng. Mặc dù GAF là một giao thức dựa vào vị trí nhưng nó cũng có thể được coi là một giao thức phân cấp, trong đó các cụm hình thành dựa vào vị trí địa lý là một khu vực lưới cụ thể có một nút đại diện hoạt động như một nút trưởng (các nút này không tổng hợp hoặc hợp nhất dữ liệu) để truyền dữ liệu tới các nút khác.
2.6.4. GEAR [1]
GEAR - là giao thức định tuyến dựa vào địa lý và có nhận biết năng lượng. Giao thức này sử dụng chú ý năng lượng và am hiểu về mặt địa lý của các nút láng giềng để lựa chọn hàng xóm thông minh trong định tuyến gói tin đi đến đích.
* Ý tưởng: thay vì gửi số lượng quan tâm nhiều như trong Directed Diffusion, nó chỉ gửi quan tâm đến một vùng nhất định.
Trong GEAR, mỗi nút cần hai chi phí gồm chi phí ước tính và chi phí am hiểu. - Chi phí ước tính: chi phí xác định năng lượng còn lại và năng lượng cần truyền đến đích.
- Chi phí am hiểu: chi phí ước tính để biết có lỗ hổng trong mạng không. Một lỗ hỏng xảy ra khi một nút không có bất kỳ nút láng giềng nào gần với đích hơn so với bản thân nút đó. Nếu không có lỗ hỏng, chi phí ước tính bằng chi phí am hiểu.
Có hai giai đoạn trong GEAR:
- Giai đoạn 1- Chuyển tiếp các gói tin hướng tới vùng mục tiêu (đích): Khi nhận được một gói tin, nút kiểm tra có một nút hàng xóm nào gần vùng mục tiêu hơn so với nó hay không. Nếu có nhiều hơn một thì nút hàng xóm gần vùng mục tiêu nhất được chọn làm chặng tiếp theo. Nếu tất cả các nút hàng xóm xa hơn bản thân nút đó thì có nghĩa là có một lỗ hỏng xảy ra. Trong trường hợp này, một trong số các nút láng giềng được chọn để chuyển tiếp các gói tin dựa vào hàm tính chi phí am hiểu.
- Giai đoạn 2 - Chuyển tiếp các gói tin trong vùng: Nếu các gói tin đãđược chuyển đến vùng thì có thể được khuếch tán trong khu vực đó (bằng cách sử dụng flooding đệ quy...).
Ưu điểm: (từ [1]) So sánh GEAR với một giao thức định tuyến không chú ý năng lượng GPSR. GPSR là một giao thức định tuyến địa lý, được thiết kế cho các mạng di động Adhoc nói chung và đòi hỏi một dịch vụ đ ịnh vị để ánh xạ các địa điểm và xác định vị trí các nút. GEAR không những giảm tiêu thụ năng lượng khi thiết lập đường đi mà còn thực hiện tốt hơntrong việc chuyển giao gói tin so với GPSR.
2.7. Các giao thức hướng đến lưu lượng mạng và chất lượng dịch vụ[1]
2.7.1. Maximum Lifetime Enery Routing [1]
* Ý tưởng: tối đa hóa tuổi thọ mạng bằng cách xác định chi phí liên kết một cách cẩn thận. Để xác định các chi phí thì giao thức này dùng một hàm xác định năng lượng còn lại của nút và năng lượng truyền tải được yêu cầu sử dụng cho liên kết đó (từ [1]).
Trong giao thức này, hai thuật toán dùng để xác định chi phí liên kết và năng lượng còn dư của các nút. Gọi eij là năng lượng tiêu thụ khi một gói tin được truyền qua liên kết
i-j, các chi phí liên kết sau đây được dùng:
Trong đó:
+ Ei là năng lượng còn lại của nút i.
+ cij là khả năng truyền thành công (nêu cij<=1 thì sẽ thực hiện truyền)
Giao thức này sử dụng thuật toán tìmđường đi ngắn nhất Bellman -Ford với các số liệu là các chi phí liên kết cij ở trên, những đường đi nào có chi phí đến đích thấp nhất (năng lượng còn dư lớn nhất trong số tất cả các đường đi) sẽ được sử dụng để truyền tin.
* Ưu điểm: Giao thức này được so sánh với giao thức MTE - Minimum Transmittion Enery, trong đó xem eij là chi phí liên kết. Cho thấy rằng “phương pháp tìm đường đi tối đa năng lượng dư” tốt hơn MTE về tuổi thọ trung bình của mạng.
2.7.2. SAR [1]
SAR là giao thức sử dụng một bảng vận hành đa đường truyền(table-driven multi- paths) nhằm mục tiêu hiệu quả năng lượng và khả năng kháng lỗi.
Giao thức SAR tạo ra các cây có gốc là một nút gần tới nơi chứa tin (sink) bằng cách lấy số liệu QoS, nguồn năng lượng trên mỗi đường đi và mức độ ưu tiên của từng gói tin. Bằng cách này, nhiều đường truyền từ nơi chứa tin đến nút cảm biến được thiết lập. Một trong số đường truyền đó dựa theo nguồn tài nguyên năng lượng và QoS trên đường truyền đó được chọn. Nếu có một lỗi cục bộ nào thìđược tự động tạo lại đường đi bằng thủ tục cục bộ.
Ưu điểm: (từ [1]) SAR không những tập trung vào tiêu tốn năng lượng của mỗi gói tin mà còn cần xem xét mức độ ưu tiên của các gói tin nên tiêu tốn điện năng ít hơn thuật toán số liệu năng lượng tối thiểu, ở đó chỉ tập trung vào tiêu tốn năng lượng của mỗi gói tin mà không cần xem xét mức độ ưu tiên của các gói tin đó. SAR duy trì nhiều đường từ các nút đến nơi chứa tin.
Nhược điểm: Mặc dù SAR đảm bảo được khả năng kháng lỗi và phục hồi đường đi dễ dàng nhưng lại tăng thêm chi phí duy trì các bảng và các trạng thái tại mỗi nút cảm biến đặc biệt khi số lượng các nút rất lớn.
2.7.3. Enery-aware QoS routing protocol [1]
Đây là giao thức định tuyến đảm bảo chất lượng dịch vụ có nhận biết đến năng lượng.
* Ý tưởng: Giao thức định tuyến này cố gắng tìm một chi phí thấp nhất về năng lượng và đáp ứng độ trễ đầu cuối (end-to-end) trong suốt quá trình kết nối.
Chi phí liên kết ở đây dùng một hàm để lấy các thông số như năng lượng còn lại của các nút, năng lượng cần thiết để truyền tin, tỷ suất lỗi và các thông số truyền thông khác.
Để hỗ trợ việc truyền các lưu lượng kiểucố gắng tối đa và lưu lượng thời gian thực tại cùng một thời điểm, một lớp dựa vào mô hình hàngđợi được sử dụng. Mô hình hàng đợi (sequening) cho phép chia sẽ dịch vụ giao vận thời gian thực và giao vận không phải thời gian thực. Băng thông vô tuyến r là tập giá trị khởi tạo bởi cổng vào ra và biểu diễn số các băng thông được sử dụng cho cả 2 giao vận thời gian thực và giao vận không phải thời gian thực trên một liên kết truyền tin cụ thể trong trường hợp xảy ra tắc nghẽn. Theo đó, thông lượng dữ liệu bình thường không được điều chỉnh giảm theo đúng giá trị “r”.