Số lượng, vị trí và nhiệm vụ của các sóng mang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều chế OFDM trong truyền hình số mặt đất DVB t luận văn ths công nghệ điện tử viễn thông 60 52 02 03 (Trang 42)

L ỜI CAM ĐOAN

2.4. Số lượng, vị trí và nhiệm vụ của các sóng mang

Tín hiệu truyền đi được tổ chức thành các khung (Frame). Cứ 4 khung liên tiếp tạo

thành một siêu khung. Lý do việc tạo ra các khung là để phục vụ tổ chức mang

thông tin tham số bên phát (bằng các sóng mang báo hiệu tham số bên phát- Transmission Parameter Signalling - TPS carriers). Lý do của việc hình thành các

siêu khung là để chèn vừa đủ một số nguyên lần gói mã sửa sai Reed-Solomon 204 byte trong dòng truyền tải MPEG-2 cho dù ta chọn bất kỳ cấu hình tham số phát, điều này tránh việc phải chèn thêm các gói đệm không cần thiết. Mỗi khung chứa

68 symbol OFDM trong miền thời gian (được đánh dấu từ 0 đến 67). Mỗi symbol

này chứa hàng ngàn sóng mang (6817 sóng mang với chế độ 8K, và 1705 sóng mang với chế độ 2K) nằm dày đặc trong dải thông 8 MHz (Việt Nam chọn dải thông 8MHz, có nước chọn 7MHz). Hình 2.6 biểu diễn phân bố sóng mang của

DVB-T theo thời gian và tần số.

Hình 2.6. Phân bố sóng mang của DVB-T (chưa chèn khoảng bảo vệ)

Như vậy trong một symbol OFDM sẽ chứa:

- Các sóng mang dữ liệu (video, audio, ...)được điều chế M-QAM. Số lượng các

sóng mang dữ liệu này chỉ có 6048 với 8K, và 1512 với 2K.

- Các pilot (sóng mang) liên tục:bao gồm 177 pilot với 8K, và 45 pilot với 2K. Các

pilot này có vị trí cố định trong dải tần 8MHz và cố định trong biểu đồ chòm sao để đầu thu sửa lỗi tần số, tự động điều chỉnh tần số (AFC) sửa lỗi pha.

- Các pilot (sóng mang) rời rạc (phân tán):bao gồm 524 pilot với 8K, và 131 pilot với 2K có vị trí cố định trong biểu đồ chòm sao. Chúng không có vị trí cố định

trong miền tần số, nhưng được trải đều trong dải thông 8MHz. Bên máy thu khi nhận được các thông tin từ các pilot này sẽ tự động điều chỉnh để đạt được "đáp ứng

- Khác với sóng mang các chương trình, các pilot không điều chế QAM, mà chỉ điều chế BPSK với mức công suất lớn hơn 2,5 dB so với các sóng mang khác. Hình 2.7 biểu diễn phân bố sóng mang pilot rời rạc và liên tục với múc công suất lớn hơn

các sóng mang dữ liệu 2,5 dB.

Hình 2.7.Phân bố các pilot của DVB-T

- Các sóng mang thông số phát TPS (Transmission Parameter Signalling)

chứa nhóm thông số phát được điều chế BPSK vì thế trên biểu đồ chòm sao, chúng nằm trên trục thực. Sóng mang TPS bao gồm 68 sóng mang trong chế độ 8K và 17 sóng mang trong chế độ 2K. Các sóng mang TPS này không những có vị trí cố định

trên biểu đồ chòm sao, mà còn hoàn toàn cố định ở các vị trí xác định trong dải tần

8MHz. Hình 7 biểu diễn vị trí các pilot và sóng mang TPS được điều chế BPSK

Trong thực tế khi khoảng tổ hợp thu được trải dài theo 2 symbol thì không chỉ có

nhiễu giữa các symbol (ISI) mà còn cả nhiễu tương hỗ giữa các sóng mang (ICI). Để tránh điều này người ta chèn thêm khoảng bảo vệ (Guard Interval duration) Tg trước mỗi symbolđể đảm bảo các thông tin là đến từ cùng một symbol và xuất hiện

cố định.

Hình 2.9. Phân bố sóng mang khi chèn thêm khoảng thời gian bảo vệ

Mỗi khoảng symbol được kéo dài thêm vì thế nó sẽ vượt quá khoảng tổ hợp của

máy thu Tu. Như vậy đoạn thêm vào tại phần đầu của symbol để tạo nên khoảng bảo

vệ sẽ giống với đoạn có cùng độ dài tại cuối symbol. Miễn là trễ không vượt quá đoạn bảo vệ, tất cả thành phần tín hiệu trong khoảng tổ hợp sẽ đến từ cùng một

symbol và tiêu chuẩn trực giao được thoả mãn. ICI và ISI chỉ xảy ra khi trễ vượt

quá khoảng bảo vệ.

Độ dài khoảng bảo vệ được lựa chọn sao cho phù hợp với mức độ thu đa đường(multi path) của máy thu. Việc chèn khoảng thời gian bảo vệ được thực hiện

tại phía phát. Khoảng thời gian bảo vệ Tg có các giá trị khác nhau theo quy định của

DVB-T [1]: 1/4Tu, 1/8Tu, 1/16Tu và 1/32Tu.

Khi chênh lệch thời gian của các tia sóng đến đầu thu không vượt quá khoảng thời

gian bảo vệ Tg, thì máy thu hoàn toàn khắc phục tốt hiện tượng phản xạ (xem hình 2.10). Thực chất, khoảng thời gian bảo vệ Tg là khoảng thời gian trống không mang

thông tin hữu ích. Vì vậy, cùng chế độ phát, Tg càng lớn, thông tin hữu ích sẽ càng ít, số lượng chương trình sẽ giảm. Nhưng Tg càng lớn khả năng khắc phục các tia

sóng phản xạ từ xa đến càng hiệu quả. Với sử dụng kỹ thuật ghép đa tần trực giao

và với thông số khoảng thời gian bảo vệ này tạo tiền đề cho việc thiết lập mạng đơn

tần DVB-T. Các máy phát thuộc mạng đơn tần đều phát cùng một kênh sóng, rất

Bảng 2.1: Tổng vận tốc dòng dữ liệu

2.6. Tổng vận tốc dòng dữ liệu của máy phát số DVB-T.

Thông thường, thông tin trên một kênh cao tần 8MHz của máy phát DVB-T phụ

thuộc vào tổng vận tốc dòng dữ liệu mà nó có khả năng truyền tải và có thể thấy các

Tg TFFT TS t t t t t

Hình 2.10 Các tia sóng đến trong thời khoảng bảo vệ

Tín hiệu thu được

Sau khi sủa biên độ

Phản xạ 1

Phản xạ 2

Nhiễuđồng kên Tín hiệu chính

tổng vận tốc dòng dữ liệu máy phát DVB-T có thể truyền tải từ 4,98 Mbit/s đến

31,67 Mbit/s trên một kênh cao tần 8MHz với các nhóm thông số phát khác

nhau[6].

2.7. Kết luận.

Sử dụng công nghệ truyền hình số đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng, hiệu

quả cao cho nhà cung cấp dịch vụ. Công nghệ truyền hình số không chỉ tăng số

kênh truyền mà còn cho phép nhà cung cấp dịch vụ mở rộng kinh doanh ra các dịch

vụ mới mà với công nghệ tương tự không thể thực hiện được.Hiện nay truyền hình số phát triển hết sức đa dạng về loại hình dịch vụ, phương thức truyền dẫn và phát

sóng như: truyền hình số cáp DVB-C, truyền hình số mặt đất DVB-T, truyền hình số vệ tinh DVB-S, truyền hình độ phân giải cao HDTV, truyền hình qua Internet IPTV, 3G TV...Sử dụng các kỹ thuật nén tín hiệu trong hệ thống truyền hình số giải

quyết được yêu cầu về độ rộng băng tần trong hệ thống truyền hình số. Sự ra đời và thay thế của truyền hình số cho truyền hình tương tự là một xu thế tất yếu khách

quan. Trong các tiêu chuẩn phát sóng truyền hình số, truyền hình số mặt đất DVB- T sử dụng phương pháp điều chế COFDM, mã hóa audio theo tiêu chuẩn MPEG-2

đã tỏ ra có nhiều ưu điểm bổi bật và được nhiều nước trên thế giới lựa chọn trong đó có Việt Nam

Hệ thống DVB-T sử dụng kỹ thuật OFDM, thông tin cần phát được phân chia vào một lượng lớn các sóng mang. Các sóng mang này chồng lên nhau trong miền thời

gian và tần số và được mã hoá riêng biệt, do đó giao thoa chỉ ảnh hưởng đến vài sóng mang và tối thiểu hoá âm thanh của nhiễu.

Như đã xét ở các chương trước , ta thấy việc ứng dụng OFDM có hiệu quả rất lớn

trong truyền hình số mặt đất (DVB-T), nhờ khả năng chống lại nhiễu ISI,ICI gây ra

do hiệu ứng đa đường. Trong chương tiếp trình bày một số giải pháp chuyển đổi từ

truyền hình tương tự sang truyền hình số tại địa phương,chương trình mô phỏng

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP SỐ HÓA TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT

TỈNH QUẢNG TRỊ VÀ MÔ PHỎNG.

3.1. Lộ trình và mục tiêu số hóa truyền hình.

Nắm bắt xu hướng chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình từ công

nghệ tương tự sang công nghệ số của Chính phủ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng số lượng kênh chương trình, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên tần số.

Căn cứ Quyết định 2451/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt “ Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020”. Mục tiêu của quá trình số hóa bao gồm

 Chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số (sau đây gọi là số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền

hình mặt đất) theo hướng hiện đại, hiệu quả, thống nhất về tiêu chuẩn và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng số lượng kênh chương trình, nâng cao hiệu quả sử dụng tần số truyền hình, đồng thời giải phóng một phần tài nguyên tần số để phát triển các dịch vụ thông tin di động và vô tuyến băng

rộng.

 Mở rộng vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ phát

triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cung cấp các dịch vụ truyền hình đa dạng, phong

phú, chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu và thu nhập của người dân đảm bảo

thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, quốc phòng an ninh của Đảng và nhà

nước.Hình thành và phát triển thị trường truyền dẫn, phát sóng truyền hình số

mặt đất nhằm thu hút nguồn lực của xã hội để phát triển hạ tầng kỹ thuật truyền

hình, trên cơ sở đảm bảo sự quản lý thống nhất, có hiệu quả của Nhà nước.Tạo

điều kiện để tổ chức và sắp xếp lại hệ thống các đài phát thanh, truyền hình trên phạm vi cả nước theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, hoạt động hiệu quả và phân định rõ hoạt động về nội dung thông tin với hoạt động

về truyền dẫn, phát sóng.

Mục tiêu cụ thể.

 Đến năm 2015: - Đảm bảo 80% hộ gia đình có máy thu hình trên cả nước xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau, trong đó truyền

truyền hình số mặt đất để truyền dẫn các kênh chương trình phục vụ nhiệm

vụ chính trị tới 60% dân cư;

- Áp dụng thống nhất tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất trên cơ sở tiêu chuẩn

truyền hình số mặt đất DVB-T và các phiên bản tiếp theo.

- Áp dụng thống nhất tiêu chuẩn mã hóa hình ảnh và âm thanh

+ Phần phát: Đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 áp dụng tiêu chuẩn

MPEG-2 hoặc MPEG4;

+ Phần thu: Từ 01 tháng 01 năm 2013, các thiết bị thu truyền hình số được sản xuất và nhập khẩu phải tuân theo tiêu chuẩn MPEG4 có hỗ trợ

thu MPEG-2.

 Đến năm 2020:- Đảm bảo 100% các hộ gia đình có máy thu hình trên cả nước xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau; trong đó,

truyền hình số mặt đất chiếm 45% các phương thức truyền hình;

- Phủ sóng truyền hình số mặt đất để truyền dẫn các kênh chương trình phục

vụ nhiệm vụ chính trị tới 80% dân cư;

- Từ 01 tháng 01 năm 2016 áp dụng thống nhất tiêu chuẩn truyền h́nh số mặt đất trên cơ sở tiêu chuẩn truyền hình s ố mặt đất DVB-T, tiêu chuẩn mã hóa tín hiệu hình ảnh và âm thanh MPEG- 4 và phiên bản tiếp theo của các tiêu chuẩn trên;

3.2. Các giải pháp thực hiện.

Nhóm giải pháp về thông tin, tuyên truyền: Tổ chức và thông tin tuyên truyền, giới thiệu, hội thảo…về kế hoạch số hóa truyền dẫn và phát sóng truyền

hình số mặt đất cho toàn thể người dân được biết.

Nhóm giải pháp về thị trường và dịch vụ: Các doanh nghiệp được cấp phép

sử dụng các hình thức khác nhau trong truyền dẫn và phát sóng để thúc đẩy quá

trình số hóa.

Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực: Tổ chức bộ máy điều hành và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phù hợp với lộ trình số

hóa của Chính phủ.

Nhóm giải pháp về công nghệ và tiêu chuẩn: Xây dựng, ban hành thống nhất

tiêu chuẩn kỹ thuật truyền hình số mặt đất theo chuẩn DVB-T và các phiên bản tiếp theo đối với các máy phát, máy thu truyền hình số.Nhóm giải pháp về tài chính:

nước ngoài, sử dụng hiệu quả để thực hiện lộ trình số hóa truyền hình số đến năm

2020.

Giải pháp: Máy phát hình số cộng với máy phát analog để đầu tư với mức kinh

phí thấp nhất, đỡ phức tạp nhất, trước hết tận dụng hệ thống cáp và anten dải rộng

hiện có. Hệ thống thiết bị công nghệ kỹ thuật số gọn không chiếm nhiều diện tích,

tiêu tốn ít điện năng nhất. Sự tác động vào hệ thống thiết bị cụ thể là máy phát hình)

đang khai thác thấp nhất, thời gian triển khai nhanh nhất.

3.2.1. Mô hình có sử dụng bộ điều chế số DVB-T.

Đây là mô hình đã thực hiện cho máy phát chuyển tiếp. Chúng ta sử dụng hai bộ điều chế số DVB-T có tín hiệu ra cao tần trên hai kênh liền kề băng tần UHF, cụ thể

kênh 29 và kênh 30. Các khuếch đại bán dẫn của máy phát hình số có dải rộng

16MHz cho cả hai kênh liền kề [29+30] hoặc [40+41]. Tín hiệu phát số dải rộng

16MHz (sau khi qua bộ lọc thông dải 16MHz) được cộng với tín hiệu analog, thông

qua bộ cộng kênh (Combiner) để sử dụng chung hệ thống cáp và anten UHF. Hình 3.1 mô tả sơ đồ khối của hệ thống.[6]

Hình 3.1 Sơ đồ khối của hệ thống.

Việc phát trên hai kênh liền kề 29+30 chưa hề và không bao giờ thực hiện được

với công nghệ phát hình analog. Đây cũng là một lợi thế rất mạnh của công nghệ

bộ điều chế số (có phần mềm hiệu chỉnh để bù sửa méo). Hiện nay, nhiều bộ điều

chế số DVB-T thường có phần mềm hiệu chỉnh bán kèm. ii) tín hiệu đưa vào máy

phát hình số là dòng truyền tải (Transport Stream) chứa các chương trình đã nén và ghép. Dòng truyền tải có thể là tín hiệu nối tiếp không đồng bộ ASI (Asynchronous

Serial Interface), hoặc có thể là tín hiệu song song (gọi là tín hiệu LVDS, Low

Voltage Difference Signal). Tín hiệu dòng truyền tải này đã được đầu thu số thực

hiện sửa lỗi nhờ mã sửa sai. Nếu sử dụng tín hiệu dòng truyền tải, thì có thêm một

lợi thế nữa, đó là bỏ đi một chương trình nào đó và thay vào bằng một chương trình khác (của địa phương) thật dễ dàng. Tất nhiên phải cần đến bộ nén MPEG-2 (4:2:0

Main Profile @ Main Level) để nén chương trình của địa phương và hệ thống tách

ghép lại nhóm chương trình. Hình 3.2 mô tả sơ đồ khối toàn bộ [6]

Hình 3.2: Mô hình sử dụng hai bộ điều chế DVB-T

Trên hình 3.1 có 4 dòng truyền tải: LVDS cũng là một dòng truyền tải do đầu thu số

mặt đất cho ra, đây là dòng song song chứa 8 chương trình.

- Dòng ASI-1 là dòng do đầu thu số DVB-T (loại chuyên dụng) cho ra, đây là

dòng nối tiếp chứa 8 chương trình.

- Dòng ASI-2 là dòng do bộ nén MPEG-2 tạo ra, là dòng chứa một chương

- Dòng ASI-3 là dòng sau bộ tách ghép chương trình chứa 8 chương trình (đặc

biệt trong dòng này có thêm chương trình địa phương đã thay thế một chương trình nào đó trong 8 chương trình có trong dòng ASI-1.

Nhược điểm của mô hình này là phải đầu tư hai bộ điều chế số DVB-T, bộ nén ghép chương trình. Tuy vậy, đây là mô hình rất hữu ích cho địa phương (nếu muốn

tiếp phát các chương trình truyền hình số của các đài khác). Vì không những chương trình của địa phương được phát với công nghệ kỹ thuật số, mà người dân sẽ thu được rất nhiều chương trình truyền hình số qua hệ thống phát hình số DVB-T này.

3.2.2. Mô hình chuyển tiếp qua trung tần 36,15MHz.

Mô hình này theo các tài liệu quốc tế, thường sử dụng cho máy phát chuyển tiếp,

thông qua trung tần 36,15MHz, phù hợp cấu hình “Gapfile” có công suất rất nhỏ

(20-30W) cho các vùng lõm sóng. Hình 3.3 mô tả sơ đồ khối. Bộ dao động nội LO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều chế OFDM trong truyền hình số mặt đất DVB t luận văn ths công nghệ điện tử viễn thông 60 52 02 03 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)