PHÂN TÍCH CÓ CẤU TRÚC

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xử lý phân tích trực tuyến OLAP và ứng dụng trong khai thác kho dữ liệu Luận văn ThS Công nghệ thông tin 1.01.10 (Trang 50 - 52)

CHƯƠNG 1 KHO DỮ LIỆU

3.2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG KHO DỮ LIỆU

3.2.3 PHÂN TÍCH CÓ CẤU TRÚC

Phân tích có cấu trúc là cách tiếp cận hiện đại tới các giai đoạn phân tích và thiết kế của chu trình phát triển của hệ thống, được chấp nhận để khắc phục những yếu điểm của cách tiếp cận truyền thống.

Đặc điểm của phương pháp này:

- Hệ thống được hoàn thiện theo phương pháp từ trên xuống (top down). - Quá trình phân tích, thiết kế sử dụng một nhóm các công cụ kỹ thuật và mô hình để ghi nhận phân tích hệ thống hiện tại cũng như các yêu cầu mới của người sử dụng đồng thời xác định khuôn dạng cho hệ thống tương lai.

Những công cụ chính gắn liền với phân tích có cấu trúc là [13]: - Mô hình quan hệ thực thể

- Mô hình quan hệ - Sơ đồ dòng dữ liệu - Từ điển dữ liệu

- Ngôn ngữ có cấu trúc

Phân tích có cấu trúc có những khuôn khổ chung, chỉ ra những công cụ sẽ được dùng ở từng giai đoạn của quá trình phát triển hệ thống và quan hệ giữa chúng. Mỗi khuôn khổ gồm một loạt các giai đoạn, được hỗ trợ bởi các khuôn mẫu và bảng kiểm tra, sẽ áp đặt cách tiếp cận chuẩn hoá cho quá trình tiếp cận.

Giữa các bước có sự phụ thuộc lẫn nhau, sản phẩm của bước này là đầu vào của bước tiếp theo. Điều này làm cho hệ thống trở nên đáng tin cậy hơn.

Tách bạch giữa mô hình logic và mô hình vật lý. Mô hình vật lý thường dùng trong khảo sát hệ thống hiện tại và thiết kế hệ thống mới trong khi mô hình logic thường được dùng trong việc phân tích những yêu cầu mới của hệ thống. Đây là ưu thế quan trọng do phương pháp phân tích có cấu trúc đem lại.

Ghi nhận vai trò của người sử dụng trong các giai đoạn phát triển của hệ thống.

Phân tích có cấu trúc cũng được chia ra làm các giai đoạn nhưng có thể tiến hành gần như song song. Mỗi giai đoạn có thể cung cấp những sửa đổi phù hợp cho một hay nhiều giai đoạn trước đó.

Phân tích có cấu trúc còn được hỗ trợ của những tiến bộ trong phần cứng và phần mềm nên giảm được độ phức tạp khi phát triển hệ thống. Chương trình có thể được thể hiện dưới dạng ngôn ngữ thế hệ thứ tư nên không cần những lập trình viên chuyên nghiệp. Người phân tích hay thậm chí là người sử dụng cũng có thể tạo được chương trình.

Phân tích có cấu trúc gắn liền với việc tạo ra những bản mẫu tiến hoá để cho người dùng và nhà phân tích sớm hình dung ra được kết quả của công việc, cũng như tận dụng được ưu điểm của phương pháp này.

Hai mô hình phân tích hệ thống có cấu trúc:

Nhà phân tích hệ thống có thể lựa chọn một trong hai mô hình sau:

* Mô hình thác đổ: Mô hình nền tảng cho phần lớn các phương pháp phân tích hệ thống từ những năm 70. Mô hình này bao gồm một số các giai đoạn được tiến hành một cách tuần tự. Mỗi giai đoạn có thể do một nhóm các chuyên gia thực hiện.

* Mô hình xoắn ốc: Việc phân tích dựa trên mô hình xoắn ốc gồm những giai đoạn kế tiếp nhau như mô hình thác đổ nhưng các giai đoạn này được chia nhỏ thành nhiều bước và được thực hiện lặp lại để hoàn chỉnh dần. Đặc điểm của mô hình này là người phát triển hệ thống có thể bàn giao lại kết quả cho

Có thế nói mô hình xoắn ốc là sự kết hợp chặt chẽ giữa cách tiếp cận có cấu trúc và phương pháp tạo bản mẫu làm cho tiến trình phát triển của hệ thống hiệu quả hơn.

3.2.4 Phƣơng pháp luận xây dựng kho dữ liệu

Chu trình xây dựng một kho dữ liệu gồm nhiều pha. Chi tiết về từng pha cụ thể trong quá trình xây dựng kho dữ liệu bằng công cụ SQL Server có thể chia thành các giai đoạn sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xử lý phân tích trực tuyến OLAP và ứng dụng trong khai thác kho dữ liệu Luận văn ThS Công nghệ thông tin 1.01.10 (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)