Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt:

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi môn văn học (Trang 43 - 45)

C. QUAN NIỆM VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA TÁC GIẢ

1. Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt:

− Trương Ba, một con người thanh cao, nhân hậu, trong sạch, đánh cờ giỏi.Do sự tắc trách, vô tâm của Nam Tào đã đem đến cái chết vô lí cho Trương Ba. Nhưng sự sửa sai của Nam Tào và Bắc Đẩu theo lời khuyên của Đế Thích nhằm trả lại công bằng cho Trương Ba

44 | P a g e

lại đẩy Trương Ba vào một nghịch cảnh vô lí hơn: linh hồn Trương Ba phải trú ngụ trong thân xác anh hàng thịt. Do phải sống nhờ thể xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba đành phải chiều theo một số nhu cầu hiển nhiên của xác anh hàng thịt. Linh hồn thanh cao của Trương Ba xưa kia vì phải sống nhờ,sống gởi, sống chắp vá, tạm bợ và lệ thuộc nên chẳng những đã không sai khiến được xác thịt thô phàm của anh hàng thịt mà trái lại còn bị xác thịt ấy điều khiển. Đáng sợ hơn, linh hồn Trương Ba dần dần bị nhiễm những thói hư tật xấu,những cái tầm thường của anh hàng thịt.Ý thức được điều đó, linh hồn Trương Ba dằn vặt, đau khổ và quyết định chống lại bằng cách tách ra khỏi xác thịt để tồn tại độc lập, không lệ thuộc vào thể xác.

− Thái độ ban đầu của Trương Ba mạnh dạn, tự tin, ở thế bề trên: + Xưng “ta”, gọi thể xác là “mày”

+ Khẳng định vô nghĩa thấp kém của thể xác

ƒ “mày cũng biết nói kia à?...mày không thể biết nói! Mày không có tiếng nói, mà chỉ là xác thịt âm u đui mù…”

ƒ “Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc!”

+ Ra lệnh áp chế thể xác để che giấu sự lúng túng, bối rối, do dự, yếu thế của mình

“Ta…ta… đã bảo là mày im đi!”

− Hành động kịch đẩy mâu thuẩn tới cao trào: xác hàng thịt tỏ ra lấn lướt hồn Trương Ba, sỉ nhục hồn Trương Ba: “vô ích,cái linh hồn mờ nhạt của ông Trương Ba khốn khổ kia ơi,”, “Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi, mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!”. Xác hàng thịt biết rõ những cố gắng đó là vô ích đã

cười nhạo hồn Trương Ba, tuyên bố về sức mạnh âm u, đui mù ghê gớm của mình, ranh mãnh dồn Trương Ba vào thế đuối lí và hơn nữa ve vãn hồn Trương Ba thỏa hiệp vì theo những lí lẽ của xác thịt là “chẳng còn cách nào khác đâu”, vì cả hai “đã hòa vào nhau làm một rồi”

− Trước những “lí lẽ ti tiện” của xác thịt, Trương Ba đã nổi giận, đã khinh bỉ, đã mắng mỏ xác thịt hèn hạ nhưng đồng thời cũng đau khổ đến cực độ

− Thái độ cuối cùng yếu thế, bế tắc:

+ Lí lẽ biện minh yếu ớt, ngày càng tỏ ra đuối lí “ tao không muốn nghe mày nói nữa!”, “nhưng …nhưng…”

+ Chấp nhận thế yếu, gọi thể xác là “anh” + Thất nhận sự thất bại kêu “trời”

− Thấy không chịu đựng được nữa đành nhập trở lại vào xác thịt trong tuyệt vọng. → Ý nghĩa ẩn dụ của cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt: − Xác hàng thịt – ẩn dụ về thể xác con người.

− Hồn Trương Ba - ẩn dụ về linh hồn con người

→ Cuộc đối thoại giữa xác hàng thịt và hồn Trương Ba là cuộc đấu tranh giữa thể xác và linh hồn trong một con người.Thể xác và linh hồn có mối quan hệ hữu cơ với nhau.

+ Thể xác có tính độc lập tương đối của nó, có khả năng tác động vào linh hồn.

+ Linh hồn phải đấu tranh với những đòi hỏi không chính đáng của thể xác để hoàn thện nhân cách.

45 | P a g e

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi môn văn học (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)