Quy trình phát triển hệ thống RFID của DHL

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến - RFID và ứng dụng Luận văn ThS. Công nghệ thông tin 1 01 10 (Trang 43)

Vào tháng 6-2005, DHL International GmbH bắt đầu phát triển cơ sở hạ tầng CNTT mà nó sẽ gắn liền với công nghệ RFID trong đó thẻ RFID sẽ được gắn vào các gói hàng với mục đích quản lý chặt hơn việc vận chuyển hàng hóa, cắt giảm chi phí và cải tiến năng suất hoạt động bằng cách giảm các công việc liên quan đến giấy tờ và lưu trữ dữ liệu trên giấy. DHL cũng biết rằng cần phải tự động các ứng dụng.

CNTT, cải thiện mối quan hệ với khách hàng và những chi nhánh liên quan, cũng như làm việc với các thành viên của tố chức EPCglobal để tạo ra một chuẩn chung có thể chia sẻ được với nền công nghiệp hậu cần phục vụ và liên quan đến RFID.

Về hoạt động: Các nhóm CNTT của công ty đã dành thời gian để hỗ trợ tạo ra CSDL

Dịch vụ tên đối tượng (Object Name Services) của DHL – CSDL này sẽ lưu trữ thông tin về các gói hàng chuyển đi. DHL hướng tới thiết lập cơ sở hạ tầng mà ở đó thẻ

RFID sẽ hoạt động như một đường liên kết với thông tin giữa những nơi khác nhau. Với CSDL này, DHL có thể giảm được việc lưu trữ dữ liệu và các yêu cầu về báo cáo bằng việc sử dụng thẻ RFID. Các khai báo Hải Quan sử dụng thẻ RFID sẽ thực hiện truy nhập trực tiếp với bộ phận Hải Quan để lấy ra các thông tin bên trong CSDL được duy trì bởi các nhà sản xuất cần vận chuyển sản phẩm đó. DHL cũng có kế hoạch xây dựng một tầng báo cáo các trường hợp đặc biệt được thực hiện tự động để các thẻ RFID có thể gửi thông báo nếu có điều gì đó bất thường xảy ra. Ví dụ, một thông báo sẽ được gửi đi thông qua điện thoại di động hoặc e-mail tới người quản lý vận chuyển nếu gói hàng bị thất lạc hoặc chệch khỏi đường đi của nó.

Dịch vụ vận chuyển UPS, Mỹ

UPS là dịch vụ vận chuyển lớn nhất trên thế giới. Công ty này bắt đầu thí điểm các ứng dụng của công nghệ RFID trong chuỗi cung cấp hàng hóa. UPS cũng thay thế mã vạch bằng các thẻ RFID trong các container để mang các kiện hàng tự động và dễ dàng.

Vị trí kiện hàng là yếu tố chính trong tiến trình sắp xếp tự động của UPS và hệ thống mã vạch hiện tại của UPS sử dụng một máy quét để đọc các nhãn thông tin trên các kiện hàng. Máy quét yêu cầu một luồng ánh sánh để đọc và mỗi lần nó chỉ đọc được một vật, vì vậy rõ ràng là sử dụng mã vạch không hiệu quả bằng RFID, khi RFID có thể đọc được nhiều vật cùng một lúc, lại không yêu cầu một khoảng cách gần như mã vạch để đọc những thông tin về hàng hóa. Ưu điểm của hệ thống này là giảm được chi phí và tiện lợi. Thẻ RFID được dùng là thẻ thụ động có khả năng đọc – ghi, tần số HF và bán kính hoạt động là 0,5m. Với hệ thống này, UPS hy vọng có thể đánh dấu và lưu vết được các kiện hàng, nâng cao việc giám sát và có thể quản lý được công nghệ này để cải thiện chất lượng dịch vụ, khiến khách hàng tin tưởng hơn và nâng cao được doanh thu.

Áp dụng đối với từng loại hàng hóa và bưu kiện, thẻ RFID cũng đã được triển khai trong một vài dự án lớn nữa của các dịch vụ bưu chính hàng đầu thế giới như dịch vụ chuyển hàng trả lại FedEx NetReturn của Mỹ, giám sát và ghi lại những yếu tố như thời gian và nhiệt độ như tại DHL – Bỉ, dịch vụ bưu chính LaPost của Pháp trong việc đo thời gian vận chuyển trên đường thư hay Royal Mail - hệ thống giám sát và quản lý đường thư mới của Anh, … Những dự án này được xây dựng chủ yếu sử dụng công nghệ thẻ RFID thụ động, bán kính hoạt động khoảng 0,5 - 1 hoặc 2m và tần số thẻ được sử dụng là HF (13,56MHz). Đây chỉ là một vài ứng dụng phổ biến nhất áp dụng đối với từng loại bưu gửi để kiểm tra, chưa được sử dụng đại trà cho tất cả các bưu gửi và hàng hóa được gửi đi vì chi phí cho việc sử dụng công nghệ này vẫn còn là quá cao, chưa hoàn toàn có thể thay thế được mã vạch.

Với Việt Nam, bưu chính và vận chuyển bưu phẩm bưu kiện là một ngành quan trọng. Hiện tại ở nước ta, RFID mới chỉ được quan tâm để áp dụng đối với việc quản lý vào ra và chấm công quét thẻ tại các công ty, chưa có ứng dụng cụ thể cho bưu chính. Tuy nhiên, khi giá thành của một thẻ RFID ngày càng giảm xuống, ngành bưu chính cũng như các ngành khác của Việt Nam có thể sử dụng công nghệ này để nâng cao chất lượng của dịch vụ cũng như đảm bảo an toàn và giám sát chặt chẽ hơn quá trình bưu gửi được chuyển đi, đặc biệt là những hàng hóa quan trọng được nhận gửi qua bưu điện, cũng như tăng tính bảo mật cho các trung tâm đầu mối. Bưu chính Việt Nam có thể áp dụng để ứng dụng nhận dạng tự động cho các xe vận chuyển bưu chính ra và vào trung tâm, tăng tính bảo mật cho trung tâm chuyển tiền hoặc các xe chuyển tiền,

hay cũng có để định vị và giám sát bưu gửi cũng như quản lý và đánh giá chất lượng của dịch vụ bưu phẩm bưu kiện Việt Nam.

Tương lai sử dụng RFID cho bưu chính Việt Nam và thế giới cũng như các ngành khác là rất khả quan. Giá thành ngày càng giảm, phạm vi hoạt động và ảnh hưởng rộng hơn, các thẻ có thể được sử dụng lại cùng với rất nhiều ưu điểm về chất lượng và bảo mật, giúp giảm chi phí cho các hoạt động khi sử dụng công nghệ này, … là những điều kiện tốt để đưa RFID vào cuộc sống. Bưu chính Việt Nam với mục tiêu nâng cao chất lượng và phát triển, tin học hóa việc quản lý và các hoạt động nghiệp vụ cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet và giao tiếp không dây thì việc dần đưa RFID vào phục vụ các hoạt động của ngành là điều đáng để nghiên cứu và triển khai.

1.5.3. Một số ứng dụng khác

Ngoài ứng dụng trong dịch vụ bưu chính, RFID còn có ứng dụng trong ngành vận chuyển hàng hóa, áp dụng cho các xe chuyên chở, trong sản xuất kinh doanh, giám sát các mặt hàng trong siêu thị thay cho mã vạch…Tiêu biểu trong lĩnh vực vận chuyển phải kể đến dịch vụ chuyên chở của Pháp (công ty Brink France). Với ứng dụng này, tập đoàn Brink hy vọng sẽ ngăn chặn được tội phạm và tăng độ an toàn cho hàng hóa. Loại thẻ được sử dụng là của EM Microelectronic, thẻ chủ động, tần số họat động là 125 và 868MHz, ảnh hưởng trong phạm vi 10cm (cũng có thể rộng hơn). Tập đoàn này là tập đoàn lớn nhất và lâu đời nhất về lĩnh vực vận chuyển thương mại bảo mật trên thế giới, với các dịch vụ được cung cấp có gửi hàng bằng xe bọc thép, chuyên chở tiền mặt, quản lý tiền mặt và tiền xu. Nguyên lý hoạt động của hệ thống này là thẻ RFID được gắn trong các thùng gọi là Brink’Box, thẻ có nhiệm vụ giám sát và theo dõi sự thay đổi về nhiệt độ, sự va chạm khi có tác động bên ngoài tới thùng. Khi đó, thẻ sẽ đưa ra những phản ứng cần thiết, gửi về trung tâm dữ liệu hoặc tự động hủy các mặt hàng trong thùng nhằm tránh cho những hàng hóa đó rơi vào tay bọn tội phạm. Để đưa vào hoạt động, hệ thống cũng cần phải xét đến các rủi ro như tai nạn hoặc mất tín hiệu…tuy nhiên, với sự góp mặt của công nghệ RFID trong việc vận chuyển tiền như thế này rõ ràng là tính an toàn và bảo mật được nâng cao hơn rất nhiều, cũng như dễ dàng điều tra tung tích của những kẻ tấn công vào xe vận chuyển hàng hóa.

Một trong những công ty vận chuyển lớn nhất thế giới FedEx (Mỹ) cũng đã ứng dụng RFID trong lĩnh vực vận chuyển, áp dụng với xe tải chuyên dùng để chuyên chở hàng hóa. Kết quả đạt được là hoạt động của công ty hiệu quả hơn và bảo mật hơn. Công nghệ RFID được sử dụng với tần số 13,56MHz, định dạng thẻ thụ động có khả năng đọc-ghi và phạm vi hoạt động khoảng 6 inches (150mm). Những người đưa thư hay bưu kiện của công ty sử dụng một hệ thống tự động có trang bị hệ thống nhận và phát tín hiệu bằng RFID, nhúng trong khóa Velcro ( một loại khóa dán) ở cổ tay. Hệ thống này được kiểm tra với khoảng 200 phương tiện vận chuyển của FedEx. Ứng dụng này có hiệu quả rõ rệt trong trường hợp nhân viên vận chuyển chở hàng đi, anh ta sẽ mất rất nhiều thời gian vào việc tìm kiếm xem chìa khóa nào dùng để mở/khóa cửa của các xe vận chuyển. Hơn nữa, khi mất chìa khóa, anh ta sẽ phải báo lại cho trạm của FedEx để lấy chìa khóa dự phòng, và những xe này có thể phải làm lại chìa khóa, điều đó có nghĩa là sẽ tốn kém. Giải pháp đơn giản hơn là mỗi nhân viên thực hiện công việc này trong công ty sẽ được cấp một khóa kéo Velcro có gắn chip RFID. Khi đó, trong trường hợp bị mất thiết bị này, mã của nó cũng có thể được reset lại từ hệ thống và một mã mới được lập trình lại chỉ trong vài giây. Hệ thống này do đó tiện lợi hơn và an toàn hơn rất nhiều trong việc vận chuyển, mở và đóng cửa xe. Để đưa hệ thống vào

hoạt động, một vài yêu cầu khác cũng cần được xem xét là về phạm vi hoạt động của hệ thống, bộ nhớ lưu trữ của thẻ…Nó cũng có thể giúp ngăn chặn tình trạng ăn cắp hàng hóa vận chuyển trên xe, chúng được lập trình để đảm bảo rằng những xe này sẽ không được khởi động cho tới khi tất cả các cửa đã được đóng. Mỗi phương tiện vận chuyển được lập trình sử dụng một bộ truyền nhận tín hiệu chính. Một bộ truyền nhận tín hiệu thậm chí có thể được lập trình để hoạt động với nhiều xe.

Trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, giám sát hàng hóa trong siêu thị hay việc ra vào trong một khu vực, RFID cũng đã được áp dụng. Tại Việt Nam, công nghệ RFID đã được nghiên cứu thử nghiệm và đưa ra sản phẩm ứng dụng thực tế là khóa thẻ điện tử. Đây là sản phẩm do Viện CNTT tại 18 Hoàng Quốc Việt nghiên cứu chế tạo thành công và đưa ra chào bán vào năm 2005. RFID còn có khá nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác như nhận dạng và lưu vết động vật, đồ đạc, xây dựng các hệ thống hỗ trợ những người mắc bệnh tâm thần, ... Trong tương lai không xa, công nghệ này sẽ dần phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, trong các dịch vụ, hoạt động mua bán tự động, ... khi giá thành và chi phí sản xuất của thiết bị giảm xuống, phục vụ tốt hơn cuộc sống của con người.

CHƢƠNG II. ỨNG DỤNG RFID CHO VIỆC QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ BƢU PHẨM, BƢU KIỆN

2.1 Đề xuất hướng ứng dụng RFID trong một số hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh dịch vụ Bưu chính

RFID đã có khá nhiều ứng dụng trong thực tế và tương lai cho công nghệ này là rất khả quan, do vậy việc ứng dụng trong các hoạt động của ngành bưu chính viễn thông là hoàn toàn có thể. Hiện tại, các sản phẩm chính trong hoạt động của VNPT là Bưu Chính Viên thông và CNTT. Trước tiên, RFID có thể được áp dụng trong các hoạt động quản lý nhân sự, giám sát việc ra vào trong các cơ quan, khu vực quan trọng. Tiếp đó, dùng để định vị lưu vết trong lĩnh vực bưu phẩm, bưu kiện, gửi hàng hóa. Nó cũng có thể được áp dụng trong các xe vận chuyển tiền của các bưu điện, hoặc các xe chở thư để nâng cao mức độ an toàn và khả năng bảo mật.

Công nghệ nhận dạng tiên tiến bằng tần số Radio (RFID) đang được đánh giá rất cao và là một trong những mục tiêu công nghệ của Malaysia, Hàn Quốc, …Việc áp dụng được công nghệ này vào cuộc sống sẽ đưa ra những lợi ích lâu dài trong việc nhận dạng và lưu vết sản phẩm, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng dịch vụ cho toàn ngành. Chúng ta có thể áp dụng những nghiên cứu của các nước khác trên thế giới để phù hợp hơn với tình hình của nước ta. Tuy nhiên, vì điều kiện kinh tế và kĩ thuật của nước ta vẫn còn thấp so với các nước khác nên để áp dụng được vào trong thực tế, RFID vẫn phải chờ đợi một thời gian nữa khi giá cả của mỗi thẻ RFID giảm xuống. Những lĩnh vực có thể áp dụng RFID như kinh doanh, quản lý, giám sát, … là những lĩnh vực chúng ta có thể hướng tới. Áp dụng cho ngành Bưu chính, hai hướng quan trọng hiện nay là ứng dụng vào việc quản lý và giám sát chất lượng dịch vụ bưu phẩm bưu kiện và lưu vết các xe vận chuyển quan trọng như bưu gửi hoặc tiền mặt. Sau đó chúng ta có thể áp dụng trên những hoạt động khác để nâng cao năng suất và chất lượng dịch vụ, cải tiến quy trình nghiệp vụ của ngành và áp dụng sâu hơn vào việc chuyển thư và bưu gửi đến tận hộ gia đình.

Quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính

Hiện tại việc theo dõi, đánh giá chất lượng dịch vụ bưu gửi tại nhiều Bưu điện Tỉnh/Thành phố được thực hiện bằng cách gửi một số lượng nhất định các thư kiểm tra tới các địa chỉ xác định. Căn cứ trên thời gian toàn trình và số lượng thư nhận được các Bưu điện Tỉnh/Thành phố có thể đưa ra một đánh giá tương đối về chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên cách này có nhược điểm là không theo dõi được thời gian xử lý dịch vụ tại từng điểm khai thác, trong trường hợp mất thư thì cũng không xác định được thư đó mất ở khâu nào. Các nhược điểm này sẽ được khắc phục nếu sử dụng công nghệ RFID với giải pháp đề xuất như sau:

- Các thư kiểm tra sẽ được gắn vào 1 thẻ RFID (Các thẻ RFID có thể được sử dụng lại nhiều lần).

- Tại các trung tâm khai thác chia chọn hoặc các bưu cục giao dịch cần theo dõi trạng thái thư sẽ thiết lập một cổng giám sát “Monitoring Gate”.

- Tất cả các túi, gói được giao nhận giữa đội vận chuyển và các bưu cục phải được đưa qua cổng giám sát, có thể sử dụng băng chuyền hoặc xe đẩy.

- Xây dựng một hệ thống phần mềm cho phép phân tích, xử lý thông tin về các lá thư kiểm tra thu thập được. Phần mềm này sẽ được triển khai phân tán tại các điểm có

đặt cổng giám sát, có nhiệm vụ xử lý thông tin đọc được thông qua cổng giám sát, bổ sung thêm các thông tin về thời gian và địa điểm nhận rồi chuyển các thông tin này về CSDL tập trung.

Hỗ trợ nghiệp vụ khai thác, quản lý và định vị bưu gửi

Một trong những nội dung công việc yêu cầu nhiều thời gian và nhân lực nhất trong quy trình cung cấp các dịch vụ bưu gửi là việc nhập thông tin về các loại bưu phẩm, bưu kiện để có thể tiến hành khai thác, theo dõi, định vị và phục vụ công tác quản lý. Đặc biệt là tại các Trung tâm đầu mối Bưu chính như ở Công ty VPS. Nguyên nhân là hiện tại Bưu chính Việt Nam chưa hỗ trợ các hệ thống phần mềm cung cấp các dịch vụ bưu gửi theo một quy trình khép kín, việc trao đổi thông tin giữa các đơn vị còn rất ít, hoặc thông tin trao không đầy đủ do hạ tầng mạng còn yếu kém. Vì vậy tại hầu hết các đơn vị đều thực hiện thao tác nhập dữ liệu đầu vào trước rồi mới có thể tiến hành các nghiệp vụ khai thác, định vị hay báo cáo thống kê. Với việc ứng dụng công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến - RFID và ứng dụng Luận văn ThS. Công nghệ thông tin 1 01 10 (Trang 43)