Các mô tả cơ bản về role sẽ được đặt trong cặp thẻ <DESCRIPTION> bao gồm: tên role, mô tả, từ khóa, số hiệu phiên bản…Tương tự như vậy, mỗi hành động của role được đặt trong một cặp thẻ <ACTIONS>. Ví dụ ở đây là hành động hỏi giá hiện tại của hàng hóa (askCurPrice). Agent đảm nhận role bidder sẽ thực
hiện hành động này để hỏi agent Auctioneer về giá hiện tại được trả cho hàng hóa muốn mua. Các thơng tin về hành động bao gồm tên, mơ tả mục đích của hành động, từ khóa…Ngồi ra, một thành phần cũng rất quan trọng khác đó là sự kiện mà agent thực hiện hành động này mong nhận được từ agent nhận. Đây chính là sự kiện trả lời cho câu hỏi đã đặt ra ở hành động trên. Ví dụ, ở đây là sự kiện thông báo giá hiện tại của hàng hóa. Sự kiện này sẽ được đặt trong thẻ <EVENTS> gồm các thơng tin: tên, mục đích, có nhận được sự kiện hay khơng…Mỗi một role có thể có nhiều hành động, mỗi hành động có thể tương ứng với nhiều sự kiện. Thậm chí trong role cũng có một số sự kiện khơng liên quan đến bất kỳ hành động nào, tức là agent có thể nhận được sự kiện này ngay cả khi nó khơng thực hiện hành động nào.
3.2.2. Cài đặt role
Các pha khác nhau của quy trình phát triển phần mềm đều có thể dùng cùng một thơng tin từ định nghĩa role bằng XRole, tạo ra sự liên tục trong suốt q trình. Điều này có được là nhờ một dạng tài liệu đặc biệt trong XML. Đó là tài liệu XSL. XSL là một ngôn ngữ định kiểu cho phép diễn dịch nội dung của một tài liệu XML ra các định dạng khác.
Trong pha thiết kế, định nghĩa role cung cấp các thơng tin hữu ích cho người thiết kế định hướng được cấu trúc của ứng dụng. Chúng ta sử dụng XSL diễn dịch nội dung XML sang nội dung HTML. Việc làm này giúp cho tài liệu XML trở nên dễ đọc hơn cho con người, nhất là đối với những người ít hiểu biết về XML. Về mặt này, XSL có thể coi là ngơn ngữ định kiểu tương tự như CSS nhưng linh động hơn rất nhiều. Dùng XSL chúng ta không những xác định được cấu trúc hiển thị của nội dung mà cũng có thể thiết đặt được font chữ, màu nền, màu font…Bằng một XSL phù hợp, định nghĩa role người mua Bidder ở Hình 3.6 có thể được chuyển sang dạng HTML như sau: