NGHIÊN CỨU, SOI TẾ BÀO BẰNG KÍNH HIỂN VI HUỲNH QUANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế tạo cảm biến sinh học dựa trên transistor hiệu ứng trường sợi silic và ứng dụng ban đầu trong phát hiện tế bào lưu chuyển của ung thư vú (Trang 55 - 58)

CHƢƠNG 3 : ĐÁNH GIÁ TÍNH CHẤT CẢM BIẾN SAU KHI CHẾ TẠO

4.4 NGHIÊN CỨU, SOI TẾ BÀO BẰNG KÍNH HIỂN VI HUỲNH QUANG

Vì kết quả đo giữa hai lần dung dịch có tế bào và buffer không có tế bào có sự khác biệt không đáng kể nên chƣa kết luận đƣợc SiNW FET có phát hiện đƣợc tế bào hay không. Để đánh giá lại kết quả đó chúng tôi tiến hành thêm các thí nghiệm trong điều kiện tƣơng tự và các tế bào đƣợc nhuộm huỳnh quang, việc này cho phép phát hiện vị trí của các tế bào. Các dung dịch chứa TBUTV đã đƣợc nhuộm huỳnh quang đƣợc đƣa lên bề mặt chíp SiNW FET và đƣợc quan sát qua kính hiển vi huỳnh quang (KHV) và các hình ảnh thu đƣợc nhƣ sau:

Hình 4-6. Hình ảnh tế bào phân bố trên bề mặt chíp SiNW FET được nhìn qua KHV huỳnh quang độ phóng đại 5000 lần. Các đốm sáng là các tế bào UTV phát sáng, các đốm nhỏ trong hình vuông trắng là sợi Silic. Với thiết kế và kích thước đang được sử dụng của sợi Silic như quan sát được trên hình cho ta thấy xác suất để tế bào nằm vào vùng làm việc (vùng có khả năng kết cặp với các kháng thể trên sợi SiNW) là không lớn.

Quan sát qua KHV huỳnh quang cho thấy các tế bào UTV chỉ chuyển động trong một khoảng nhỏ. Trong khi kích thƣớc sợi Silic trong SiNW FET (loại tám sợi) chỉ trong khoảng 32×10µm nên khả năng tế bào UTV gặp đƣợc vùng làm việc của SiNW FET

(vùng có khả năng kết cặp với các kháng thể trên sợi) là rất thấp.

Chúng tôi cũng đã thực hiện nhiều biện pháp để tăng cƣờng độ linh động của TBUTV trong dung dịch đệm nhƣ sục khí, sử dụng các pipet để bơm khí vào, khuấy động dung dịch… Nhƣng các kết quả thu đƣợc cũng không đƣợc cải thiện đáng kể. Do thời gian có hạn để thực hiện luận văn, công việc phải tạm dừng ở giai đoạn này. Tuy thế các thiết kết với chiều dài sợi (tức là khoảng làm việc của cảm biến sau này) SiNW lớn hơn (trong khoảng vài trăm microns) sẽ đƣợc thiết kế lại, và các SiNW FET với kích thƣớc sợi dài hơn này sẽ đƣợc chế tạo trong thời gian tới. Việc sử dụng các chíp với vùng làm việc dài hơn sẽ tăng xác suất bắt cặp kháng nguyên của TBUTV- kháng thể, từ đó tăng độ nhạy và độ tin cậy của phép đo.

Qua quá trình khảo sát cho thấy rằng tăng độ linh động của TBUT trong dung dịch của quá trình đo đạc là một yếu tố rất quan trọng khác, giúp tăng khả năng kết cặp TBUT- kháng thể. Việc này có thể thực hiện bằng cách cho dung dịch chứa TBUT chạy liên tục qua bề mặt chíp. Tuy nhiên trong các phép đo hiện nay, do còn hạn chế về điều kiện nghiên cứu (chƣa có các bơm microfluidic thích hợp) các dung dịch đƣợc giữ trên bề mặt sợi SiNW ở thể tĩnh (bơm vào và giữ nguyên ở đó). Trong giai đoạn tiếp theo, chúng tôi sẽ trang bị các bơm nhu động microfluidic chuyên dụng để thực hiện công việc này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế tạo cảm biến sinh học dựa trên transistor hiệu ứng trường sợi silic và ứng dụng ban đầu trong phát hiện tế bào lưu chuyển của ung thư vú (Trang 55 - 58)