Chương 2 CÁC CÔNG CỤ ĐẶC TẢ
3.3. Đầu vào và đầu ra của bộ kiểm thử
Đầu vào (Input) của bộ kiểm chứng là một hệ thời gian thực được đặc tả bằng một hệ các ôtômat thời gian ở dạng tổng quát A=<L, l0, , X, I, E>, tức là có tập đồng hồ X = {x1,x2,…,xn} và các ràng buộc có dạng := x c | x c | x c | x c | x – y c | x – y c | , ở đây x, y X và c N. Các thuộc tính (tính chất) mong muốn của hệ thống được đặc tả bằng công thức LDI. Các đặc tả này được lưu trong các file *.txt, các file *.txt này là đầu vào của bộ kiểm thử.
Đầu ra (Output) của bộ kiểm chứng gồm:
– Hiển thị lên màn hình các bước chính của quá trình kiểm chứng và hiển thị các đồ thị tương ứng với từng bước.
– Đưa ra câu trả lời “đúng” nếu hệ ôtômat thỏa công thức LDI hoặc “sai” nếu bộ kiểm chứng chỉ ra được 1 bộ dữ liệu hệ ôtômat không thỏa công thức LDI.
Mô tả một cách chi tiết hơn, bộ kiểm chứng sẽ hoạt động theo thứ tự các bước sau:
1) Bộ kiểm chứng sẽ đọc hệ ôtômat thời gian, các hệ số của công thức LDI từ file *.txt và chuyển đổi thành dữ liệu có cấu trúc lưu vào các biến trong chương trình.
2) Chương trình sẽ tự động nhận biết nếu hệ có nhiều hơn 1 ôtômat thì sẽ thực hiện tạo ra 1 ôtômat hợp song song của các ôtômat thành phần, còn nếu hệ chỉ có 1 ôtômat thì sẽ không làm gì mà giữ nguyên.
3) Chuyển ôtômat hoặc ôtômat hợp song song (trường hợp hệ thống có nhiều
hơn 1 ôtômat) thành đồ thị vùng đạt được nguyên dựa trên kĩ thuật ε- nguyên hóa được trình bày tại chương 4 trong Luận án Tiến sĩ Toán học của TS.
Phạm Hồng Thái.
4) Chuyển đồ thị vùng đạt được nguyên sang đồ thị trọng số phục vụ kiểm chứng LDI bằng kĩ thuật rời rạc hóa.
5) Duyệt đồ thị trọng số LDI, tính toán và đưa ra kết luận ôtômat thỏa công thức LDI hay không, tức là hệ thống được đặc tả có thỏa mãn các tính chất của hệ thống được đặc tả hay không. Trường hợp không thỏa thì phải chỉ ra được nơi xảy ra lỗi trong hệ thống.
6) Vẽ đồ họa và hiển thị lên màn hình các đồ thị ôtômat, đồ thị vùng đạt được nguyên và đồ thị trọng số LDI.