Phƣơng pháp xác định điểm để định vị các máy S/R khi không hoạt động (nghỉ chờ) đƣợc gọi là chính sách điểm dừng và điểm mà máy S/R đƣợc xác định vị trí là “điểm dừng” .
Egbelu & Wu cũng nói rằng trong việc xác định vị trí máy S/R khi không hoạt động, chính sách điểm dừng đƣợc chọn đúng sẽ giảm thời gian di chuyển của máy S/R trong vận hành kho. Đã có một số chính sách điểm dừng. Các quy tắc điểm dừng này có nguồn gốc từ các quy tắc kinh nghiệm hoặc lập trình toán học. Một số quy tắc này có bản chất tĩnh trong khi một số các quy tắc khác phản ứng linh hoạt với các thay đổi trong nhu cầu lƣu trữ và truy xuất. Các quy tắc điểm dừng điển hình bao gồm:
1) Định vị động máy S/R ở vị trí tối thiểu hóa hành trình dự kiến của máy S/R hoặc thời gian đáp ứng từ điểm dừng đến điểm cần thiết.
2) Định vị động máy S/R tại vị trí tối thiểu hóa thời gian di chuyển hoặc thời gian đáp ứng của máy S/R tối đa từ điểm dừng đến các điểm cần thiết.
3) Luôn đặt máy S/R tại trạm đầu vào bất cứ khi nào không hoạt động (nghỉ chờ).
4) Luôn đặt máy S/R ở trạm đầu ra bất cứ khi nào không hoạt động (nghỉ chờ).
5) Luôn đặt máy S/R ở vị trí giữa điểm trong giá mỗi khi không hoạt động (nghỉ chờ).
6) Tự động định vị máy S/R ở vị trí cuối cùng mà nó truy cập sau khi hoàn thành một chu trình lệnh đơn hoặc chu trình lệnh kép.
Các quy tắc điểm dừng động (1 và 2) đã đƣợc đề xuất bởi Egbelu .Hai quy tắc này nhận ra sự dao động không ngừng trong các nhu cầu lƣu trữ và truy xuất đƣợc trải nghiệm trong hệ thống AS/RS từ giai đoạn lập lịch này sang giai đoạn lập lịch khác. Một giai đoạn có thể là một giờ, một ca hoặc một ngày tùy thuộc vào lịch trình sản xuất của xƣởng hoặc của trung tâm phân phối có AS/RS phục vụ. Một mô hình lập trình tuyến tính dựa trên lý thuyết vị trí đã đƣợc Egbulu trình bày để giảm thiểu thời gian đáp ứng dịch vụ trong hệ thống AS/RS thông qua lựa chọn tối ƣu điểm dừng của máy S/R khi không hoạt động. Đối với quy tắc điểm dừng (1), mục tiêu là giảm thiểu thời gian di chuyển hoặc thời gian đáp ứng dự kiến của máy S/R đến vị trí cần thiết, với điều kiện là máy bắt nguồn từ điểm dừng. Đối với quy tắc điểm dừng (2) mục tiêu là tối thiểu hóa thời gian di chuyển tối đa đến điểm cần thiết, một lần nữa giả định rằng máy bắt nguồn từ điểm dừng.
Các quy tắc điểm dừng (3 - 5) về bản chất là tĩnh và do đó thời gian, khối lƣợng xuất nhập và tình huống bất biến. Các quy tắc này chủ yếu liên quan đến việc chọn một điểm dọc theo kệ kho nơi đặt máy S/R. Về mặt này, các quy tắc này coi bài toán là vấn đề vị trí một chiều. Trên thực tế, trong một hệ thống AS/RS, quyết định này không chỉ là xác định điểm dọc theo đƣờng dẫn theo phƣơng ngang để dừng (chờ) máy, mà còn chỉ định cao độ của cánh tay truy xuất. Vị trí của cánh tay thu hồi rất quan trọng vì thời gian cần thiết để máy S/R đạt đến một điểm đƣợc xác định bởi thời gian nào lâu hơn trong hai thời gian di chuyển ngang hoặc thời gian di chuyển dọc. Trong quy tắc (1) và (2), bài toán chọn điểm dừng S/R đƣợc xem là bài toán vị trí hai chiều trong đó vị trí của máy trên đƣờng chạy thẳng và vị trí của cánh tay phải đƣợc xác định đồng thời.
Có thể kỳ vọng, mật độ lƣu thông ảnh hƣởng đến tỷ lệ thời gian máy S/R không hoạt động (nghỉ chờ), và do đó, tần số mà thuật toán điểm dừng đƣợc gọi. Tốc độ lƣu thông càng thấp, tần số gọi thuật toán điểm dừng càng cao.
Quy tắc điểm dừng (6), định vị của máy S/R tại vị trí cuối cùng đƣợc truy cập, không thực sự đáp ứng với các thay đổi động trong các nhu cầu lƣu trữ và truy xuất gây ra do thay đổi lịch trình sản xuất. Thay vào đó, nó là một chức năng của trình tự các yêu cầu lƣu trữ và truy xuất sinh ra cho AS/RS.
Theo truyền thống, việc lựa chọn điểm dừng sử dụng quy tắc đơn giản. Bốn quy tắc này có bản chất tĩnh vì chúng không xem xét sự biến động về mức độ hoạt động trong AS/RS theo từng giai đoạn. Egbelu đã đề xuất hai quy tắc
điểm dừng có tính chất động. Hai quy tắc này sử dụng mô hình lập trình tuyến tính để xác định động điểm dừng.
2.8. Định cỡ kết cấu gá đỡ trong hệ thống AS/RS
Tổng dung lƣợng lƣu trữ của một kệ kho lƣu trữ phụ thuộc vào số lƣợng ngăn lƣu trữ đƣợc sắp xếp theo chiều ngang và chiều đứng trong kệ kho ấy. Điều này có thể đƣợc thể hiện nhƣ sau:
Công suất mỗi kệ kho = 2ny.nz (2.1)
Ở đây:
-ny = số lƣợng khoang chất hàng hoá dọc theo chiều dài kệ kho
-nz = số khoang chất hàng hoá theo chiều cao của kệ kho
-Hằng số 2 cho thấy thực tế là hàng hoá đƣợc chứa ở cả hai phía của lối đi.
Nếu ngăn kích thƣớc tiêu chuẩn đƣợc giả định (để chấp nhận hàng hoá theo đơn nguyên kích cỡ tiêu chuẩn), thì các kích thƣớc ngăn ở mặt đối diện với kệ kho phải lớn hơn các kích thƣớc đơn nguyên hàng hoá.
Đặt x và y = kích thƣớc chiều sâu và chiều rộng của đơn nguyên hàng hoá (ví dụ: kích thƣớc pallet tiêu chuẩn) và z = chiều cao của đơn nguyên hàng hoá. Chiều rộng, chiều dài và chiều cao của kết cấu giá đỡ của kệ kho AS/RS có liên quan đến kích thƣớc đơn nguyên hàng hoá và số lƣợng ngăn nhƣ sau:
W = 3 (x + a) (2.2) L = ny (y + b)
H = nz (z + c) Trong đó:
-W, L và H tƣơng ứng chiều rộng, chiều dài và chiều cao của một kệ kho của kết cấu giá đỡ của hệ thống AS/RS.
-x, y và z tƣơng ứng kích thƣớc của đơn nguyên hàng hoá.
-a, b và c tƣơng ứng các khoảng bổ sung ra đƣợc thiết kế vào mỗi ngăn lƣu trữ để cung cấp khoảng trống cho đơn nguyên hàng hoá và tính vào kích thƣớc của dầm đỡ trong kết cấu giá dỡ cho trƣờng hợp các đơn nguyên hàng hoá đƣợc chứa trên các pallet tiêu chuẩn
Đối với một AS/RS có nhiều kệ kho, W chỉ cần nhân với số lƣợng kệ kho để có đƣợc chiều rộng tổng thể của hệ thống lƣu trữ. Cấu trúc giá đỡ đƣợc xây dựng trên mức sàn 300 - 600 mm và chiều dài của AS/RS vƣợt ra ngoài cấu trúc giá đỡ để cung cấp không gian cho trạm P/D.