Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng trước khi có sự chấp nhận.

Một phần của tài liệu ĐỀ tài NGHIÊN cứu KHOA học SINH VIÊN bước đầu tìm HIỂU một số vấn đề về HIỆU lực của đề NGHỊ GIAO kết hợp ĐỒNG (Trang 26 - 39)

Trên lý thuyết, đề nghị giao kết hợp đồng được coi như một cam kết đơn phương của ý chí từ phía người đưa đề nghị. Chừng nào đề nghị giao kết hợp đồng chưa được chấp nhận thì hợp đồng chưa được xác lập. Chính vì vậy, trong thời gian chưa có sự chấp nhận, về nguyên tắc người đề nghị

có thể hủy bỏ đề nghị bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia lại có những quy định khác nhau.

Luật hợp đồng Pháp đã xây dựng một cơ chế để bảo vệ mối quan hệ tiền hợp đồng này để tránh trường hợp người đưa đề nghị có thể lạm dụng đặc quyền có thể tự do hủy bỏ đề nghị của mình chừng nào mà nó vẫn chưa được chấp nhận. Theo đó, đề nghị giao kết phải được duy trì trong một thời hạn nhất định. Chính điều này đã làm nên sự khác biệt giữa một đề nghị giao kết hợp đồng với những cuộc thương lượng đơn thuần khác mà các bên hoàn toàn có thể tự do hủy bỏ đàm phán.

Đề nghị giao kết hợp đồng có thể quy định một thời hạn cụ thể để người nhận đề nghị suy nghĩ. Điều này đồng nghĩa với việc người đưa đề nghị đã cam kết duy trì đề nghị của mình trong suốt thời gian đó và không thể tùy ý rút lại đề nghị trong thời hạn này. Nếu trong thời hạn này người đưa đề nghị tự ý hủy bỏ đề nghị thì tùy thuộc vào thiệt hại mà phải bồi thường cho người được đề nghị.

Trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng không quy định một thời hạn cụ thể, các án lệ đã đưa ra giải pháp là đề nghị phải được duy trì trong một thời hạn hợp lý. Và như thế nào được coi là “hợp lý” thì sẽ được các thẩm phán xem xét tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Tuy nhiên, trên thực tế, các vấn đề xung quanh sự hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng vẫn là một vấn đề phức tạp, còn nhiều tranh cãi trong pháp luật Pháp. Bên cạnh nguyên tắc tự do hủy bỏ cam kết của người đưa đề nghị chừng nào đề nghị chưa được gửi đến người nhận đề nghị, thì pháp luật cũng đòi hỏi có sự cân bằng giữa quyền tự do hợp đồng đó của người đưa đề nghị và nguyên tắc “an toàn pháp lý”. Bởi lẽ, khi lời đề nghị được đưa ra cũng tức là nó đã tạo ra một hi vọng về phía người nhận đề nghị. Chính vì vậy, người đưa đề nghị không thể hoàn toàn tự do trong việc hủy bỏ đề nghị.

Điều này đồng nghĩa với việc, sự duy trì lời đề nghị trong khoảng thời hạn đã cam kết hoặc ít nhất phải trong một “thời hạn hợp lý” được xem như một nghĩa vụ pháp lý đối với người đưa đề nghị. Vấn đề đặt ra là, một khi nghĩa vụ đó bị vi phạm thì trách nhiệm pháp lý đối với người đưa đề nghị sẽ là gì? Các học giả Pháp đã đưa ra một số quan điểm, theo đó, một vài người cho rằng trong trường hợp này, người đưa đề nghị sẽ phải trả một khoản bồi thường thiệt hại, một số khác lại cho rằng cần phải bắt buộc giao kết hợp đồng.

Trước đây, câu trả lời được đưa ra bởi án lệ đó là, không thể bắt buộc người đưa đề nghị giao kết hợp đồng mà người nhận đề nghị chỉ có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại. Cụ thể, đối với đề nghị giao kết hợp đồng có kèm thời hạn, án lệ coi việc người đưa đề nghị đã hủy bỏ đề nghị trước khi hết thời hạn đồng nghĩa với việc anh ta đã có một lỗi. Và trên cơ sở điều 1382: “Bất cứ hành vi nào của một người mà gây thiệt hại cho người khác, thì người đã

gây thiệt hại do lỗi của mình phải bồi thường thiệt hại” và điều 1383 BLDS

Pháp: “Mỗi người phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do mình gây ra, không

những do hành vi mà còn do sự cẩu thả hoặc không thận trọng của mình”,

như vậy, hậu quả pháp lý bất lợi mà người đưa đề nghị phải gánh chịu đó là một trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. Là trách nhiệm ngoài hợp đồng bởi lẽ Tòa án cho rằng hợp đồng vẫn chưa được tạo lập. Vì thế, người nhận đề nghị có thể đòi bồi thường thiệt hại. Còn trong trường hợp lời đề nghị không kèm thời hạn, mặc dù các bên không hề thỏa thuận về thời hạn duy trì lời đề nghị, nhưng án lệ đã quy định về khoảng “thời hạn hợp lý”, và vì vậy, nếu thời hạn đó không được người đưa đề nghị tuân thủ thì họ vẫn phải chịu trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng và người nhận đề nghị hoàn toàn có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại. Thời hạn này được Tòa án xác định theo từng hoàn cảnh (in concreto) trên cơ sở bản chất của hợp đồng cũng như bản chất

của tài sản. Ví dụ, nếu liên quan đến động sản, tòa án quy định thời hạn suy nghĩ của người nhận đề nghị là một hoặc hai tháng, còn nếu liên quan đến một bất động sản, thời hạn đó sẽ kéo dài năm hoặc sáu tháng.

Tuy nhiên, án lệ số 3, phòng dân sự ngày 7/5/2008 được coi là một án lệ quan trọng đánh dấu sự “bẻ gãy” các nguyên tắc vốn có liên quan đến hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng trong pháp luật Pháp. Án lệ này liên quan đến việc một người đã đưa ra đề nghị mua một bất động sản và cam kết duy trì lời đề nghị đó của mình cho đến ngày 27/6. Ngày 26/6, người mua đã hủy đề nghị và đến ngày 27/6, người bán chấp nhận đề nghị mua đó. Về nguyên tắc, như đã nói, người mua (tức là người đưa đề nghị) phải chịu trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng và có thể phải trả một khoản bồi thường thiệt hại cho người bán. Tuy nhiên, Tòa phá án đã tuyên bố rằng việc hủy bỏ một đề nghị có kèm thời hạn là vô hiệu, vì rõ ràng người đưa đề nghị đã cam kết duy trì đề nghị của mình cho đến khi mãn hạn (ở đây là ngày 27/6). Tòa phá án đã viện dẫn điều 1134 BLDS theo đó: “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có giá trị là luật đối với các bên giao kết. Hợp đồng chỉ có thể bị hủy bỏ trên cơ sở có thỏa thuận chung , hoặc theo những căn cứ do pháp luật quy định.

Hợp đồng phải được thực hiện một cách thiện chí.” Điều luật này đã dẫn

chiếu tới những nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng trong đó có nghĩa vụ tuân thủ các cam kết. Có thể đưa ra nhiều lý giải cho phán quyết này của Tòa phá án:17

Thứ nhất, khi đề nghị giao kết hợp đồng có kèm thời hạn, người đưa

đề nghị phải duy trì đề nghị của mình trong thời hạn. Nếu sự chấp

17

? Fabre Magnant, Les obligations, Ed° PUF 2008; Malaurie Aynès Stoffet-Munck, Les obligations, Ed° Defrenoy 2007

nhận được đưa ra trước thời hạn, người đưa đề nghị bị buộc phải giao kết hợp đồng. Bản chất của nó chính là biện pháp buộc thực hiện hợp đồng.

Thứ hai, có thể hiểu, khi dẫn chiếu tới điều 1134 BLDS, không phải

Tòa phá án muốn nói rằng hợp đồng đã được xác lập mà chính xác hơn, muốn nói rằng trước đó đã có một hợp đồng, hay có một sự thỏa thuận mà đối tượng của hợp đồng đó chính là thời hạn. Vì vậy, nếu thời hạn này không được tuân thủ, nó buộc người đưa đề nghị chịu một trách nhiệm dân sự phát sinh từ hợp đồng.

Thứ ba, Tòa phá án có thể viện vào sự không tuân thủ cam kết về thời

hạn của người mua mà cho rằng hợp đồng đã được xác lập và hậu quả đối pháp lý đối với người đưa đề nghị đó là trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng trên cơ sở hợp đồng đã được xác lập đó. Trong trường hợp này, người nhận đề nghị sẽ chỉ có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại. Cần nhắc đến một trường hợp đặc biệt, đó là sự vô hiệu thực tế (la caducité) của hợp đồng. Khái niệm này được hiểu là một sự kiện tác động đến hiệu lực của đề nghị diễn ra trước khi đề nghị được chấp nhận. Như vậy, trong trường hợp này, đề nghị giao kết là hoàn toàn có giá trị pháp lý. Có hai trường hợp xảy ra: Vô hiệu thực tế do hết thời hạn suy nghĩ và vô hiệu thực tế do cái chết hoặc sự mất năng lực hành vi của người đưa đề nghị. Về nguyên tắc, trong trường hợp thứ hai, án lệ thừa nhận cái chết của người đưa đề nghị (trong thời hạn chấp nhận) là căn cứ dẫn tới vô hiệu thực tế đề nghị giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là liệu những người thừa kế của người đưa đề nghị có thể tiếp tục duy trì đề nghị này? Các học giả cho rằng, vì bản thân đề nghị giao kết hợp đồng như đã nói ở trên là một cam kết đơn phương của người đưa đề nghị, vì thế nó cũng phát sinh nghĩa vụ đối với người người đưa đề nghị (ví dụ như nghĩa vụ duy trì

đề nghị trong thời hạn nhất định). Như vậy, sau khi người đưa đề nghị chết, nghĩa vụ này cũng có thể được kế thừa bởi những người thừa kế của anh ta. Và do đó, những người thừa kế đương nhiên sẽ là những người tiếp tục duy trì đề nghị giao kết này. Song trên thực tế, điều này lại chưa bao giờ được tòa án công nhận một cách rõ ràng và chính thức. Có thể lý giải điều này ở khía cạnh ý chí của người đề nghị. Xuất phát từ quan điểm đề nghị giao kết hợp đồng là sự tuyên bố ý chí đơn phương của người đưa đề nghị, nhưng cho đến khi đề nghị đó được chấp nhận, bản thân người đưa đề nghị hoàn toàn có thể rút lại hoặc hủy bỏ đề nghị đó của mình. Vì thế khi người đưa đề nghị chết trước thời điểm đề nghị được chấp nhận, rất khó để suy đoán chính xác ý chí địch thực của họ có muốn tiếp tục cam kết của mình không. Đó là lý do vì sao tòa án Pháp chưa từng công nhận chính thức quan điểm về “thừa kế đề nghị giao kết hợp đồng”.

Pháp luật Hoa Kỳ cũng có quy định tương tự luật hợp đồng Pháp đó là đề nghị giao kết hợp đồng phải được duy trì trong một thời hạn nhất định. Người đưa ra đề nghị có thể quy định cụ thể thời hạn để người nhận đề nghị trả lời. Trường hợp người đưa đề nghị không nêu rõ thời hạn, lời đề nghị sẽ có hiệu lực trong một khoảng thời gian hợp lí. Xác định thời gian hợp lí hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, cũng như bản chất của đối tượng được giao kết, phong tục địa phương và những giao dịch trước đó của các bên.

Ví dụ: Kemper đề nghị bán mảnh đất cho Corn bằng thư, thư đến chỗ Corn vào 2 tháng 2. Ngày 7/2 Cohn chấp nhận lời đề nghị bằng cách gửi thư cho Kemper , thư đến chỗ Kemper ngày 9/2 . Người bán sống ở Hot

Spring và người mua sống ở Little Rock, Arkansas. Mảnh đất ở Little Rock. Tòa án cho rằng thời gian ở đây không hợp lý.18

Ngoài ra, việc hủy bỏ đề nghị phải thực tế hướng tới người được đề nghị trước khi có sự chấp nhận.

Như chúng ta đã thấy, một lời đề nghị có thể được hủy bỏ bất cứ lúc nào trước khi có sự chấp nhận, không cần quan tâm đến việc bao lâu nó sẽ có hiệu lực. Tuy nhiên, có phần khác với pháp luật của đa số các nước thuộc hệ thống Civil Law, một quy định mang tính đặc thù của pháp luật Hoa Kỳ nhằm bảo vệ người được đề nghị phòng trường hợp người đưa ra đề nghị hủy đề nghị, đó là khi người đưa đề nghị đưa ra đề nghị và kèm theo đó là cam kết sẽ không hủy bỏ đề nghị mà bản chất của cam kết này chính là một hợp đồng.19 Và đương nhiên, trong trường hợp này, khi người đưa đề nghị kí kết với người được đề nghị một hợp đồng đảm bảo hứa rằng sẽ không hủy ngang, mà sau đó lại hủy ngang thì có nghĩa là vi phạm hợp đồng, và do đó nếu có thiệt hại xảy ra thì sẽ phải bồi thường thiệt hại. Như vậy, các luật gia Mỹ cho rằng việc đưa ra một thời hạn cố định không có ý nghĩa là bên đề nghị đưa ra một đề nghị không thể huỷ ngang. Nói cách khác, bên cạnh yếu thời hạn cần được nêu rõ, người đề nghị và người được đề nghị còn phải kí kết với nhau một hợp đồng đảm bảo người được đề nghị sẽ không hủy ngang trong thời hạn đó thì khi người đề nghị hủy ngang mới bị coi là trái pháp 18

? Contractual agreement - offer and acceptance

http://e-lawresources.co.uk/Offer-and- acceptance.php

19

? Contractual agreement - offer and acceptance

http://e-lawresources.co.uk/Offer-and- acceptance.php

luật. Có thể nói cách giải quyết này của pháp luật Mỹ đã phần nào giải quyết được những vấn đề liên quan tới trách nhiệm dân sự của người đưa đề nghị mà trong pháp luật Pháp vẫn còn nhiều tranh cãi như đã nói ở trên. Có thể thấy, cách quy định này của người Mỹ không chỉ nhằm bảo vệ người nhận đề nghị mà, ở chừng mực nào đó, nó còn đồng thời đặt ra cho họ trách nhiệm trong việc tự hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra bằng cách yêu cầu ký kết một hợp đồng không hủy ngang với người đưa đề nghị (trong trường hợp người đưa đề nghị không đề cập đến hợp đồng đó trong lời đề nghị của mình).

Điều 2.4 PICC và Điều 16 CISG cũng quy định rõ rằng kể cho đến khi hợp đồng được giao kết, đề nghị giao kết có thể bị huỷ bỏ, nếu bên đề nghị thông báo cho bên nhận đề nghị trước khi bên này chấp nhận lời đề nghị. Tuy nhiên đề nghị giao kết không thể hủy bỏ trong những trường hợp sau :

Lời đề nghị có ấn định thời hạn cố định để trả lời hoặc ấn định rằng nó không thể bị huỷ ngang : Việc ghi rõ rằng đề nghị không thể huỷ bỏ có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, cách rõ ràng và trực tiếp nhất là ghi thẳng vào bản đề nghị (ví dụ "đây là bản chào hàng có giá cố định"; "chúng tôi sẽ giữ nguyên đề nghị này cho đến khi chúng tôi nhận được trả lời của quý ngài"). Tuy vậy, cũng có thể đơn giản là bên nhận đề nghị chứng minh rằng mình đã hành động đúng khi cho rằng đề nghị này không thể huỷ bỏ, bằng cách viện dẫn những điều khoản khác, hoặc bằng hành vi của bên đề nghị. Việc ghi rõ thời hạn chấp nhận đề nghị cố định có thể, tuy không nhất thiết, gián tiếp ngụ ý nó là một đề nghị không thể huỷ bỏ. Nói chung, nếu luật áp dụng quy định rằng: một đề nghị là không thể bị huỷ bỏ khi bên đề nghị giới hạn thời hạn chấp nhận hợp đồng, thì việc đưa ra một thời hạn cố định như vậy có ý nghĩa là bên đề nghị đưa ra một đề nghị không thể huỷ

bỏ. Mặt khác, nếu như luật áp dụng quy định rằng: việc ấn định thời hạn chấp nhận hợp đồng không đủ để coi một đề nghị là đề nghị không thể huỷ bỏ, thì phải tuân theo quy định trên.

Bên được đề nghị có thể tin tưởng một cách hợp lý là đề nghị giao kết không thể huỷ ngang và bên được đề nghị đã hành động trên cơ sở tin tưởng vào lời đề nghị đó : nghĩa là việc người nhận có căn cứ để xem đề nghị là một đề nghị không thể huỷ bỏ", và khi "người nhận thực hiện đề nghị này do tin

Một phần của tài liệu ĐỀ tài NGHIÊN cứu KHOA học SINH VIÊN bước đầu tìm HIỂU một số vấn đề về HIỆU lực của đề NGHỊ GIAO kết hợp ĐỒNG (Trang 26 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w