QUY TRÌNH SẢN XUẤT SỮA THANH TRÙNG

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2 CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM LONG PHƯỚC (Trang 35)

Thanh trùng T = 80 – 85oC

Sữa thanh trùng Sữa nguyên liệu

Bao bì vơ trùng Rót sản phẩm Làm nguội T = 60 – 65oC, τ = 30 phút Đồng hóa τ = 1 tấn/h Làm lạnh T = 3 – 5oC Bảo quản lạnh 3.1.1.Sơ đồ quy trình

Hình 3. 1 Sơ đồ quy trình sản xuất sữa thanh trùng

3.1.2.Thuyết minh quy trìnha. Thanh trùng a. Thanh trùng

Tùy thuộc hàm lượng vi sinh vật có trong nguyên liệu ban đầu mà các chế độ thanh trùng có thể thay đổi khác nhau. Đối với sản phẩm sữa thanh trùng, công ty lựa chọn chế độ “nhiệt độ cao – thời gian ngắn” với nhiệt đồ xử lý là 80 – 85oC.

Walstra và cộng sự (1999) cho rằng thanh trùng sữa tươi ở 85oC trong thời gian 15 giây thì tổng số vi khuẩn trong sản phẩm sẽ thấp hơn khi so sánh với trường hợp thanh trùng sữa ở 72oC trong 15 giây theo lí thuyết. Các tác giả lý giải là do nhiệt độ cao đã làm vô hoạt một số thành phần có khả năng ức chế vi sinh vật trong sữa như immunoglobulin và lactoperoxydase. Immunoglobulin là những kháng thể được tìm thấy trong sữa. Cịn enzyme lactoperoxydase giữ vài trị xúc tác phản ứng oxy hóa thiocyanate (CNS) bởi H2O2. Sản phẩm được tạo ra từ phản ứng này có thể ức chế một số loại vi khuẩn

Mục đích của quá trình thanh trùng (pasteurisation) chủ yếu là tiêu diệt hệ vi sinh vật gây

bệnh trong thực phẩm và ức chế quá trình sinh tổng hợp độc tố của chúng cũng như các enzyme nhằm kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ 5 – 7°C.

Hình 3. 2 Bồn thanh trùng sữa tươi

b. Làm nguội sữa

Sau khi gia nhiệt sữa tới nhiệt độ cần thiết thì bơm qua bồn làm nguội để hạ nhiệt độ sữa xuống 60 – 65oC trong thời gian 30 phút. Trong q trình làm nguội, sữa có thể được bổ sung thêm đường để tạo vị ngọt, q trình khuấy trộn cũng góp phần làm giảm nhiệt độ của sữa, rút ngắn thời gian cơng đoạn.

Mục đích là giảm nhiệt độ sữa, chuẩn bị cho q trình đồng hóa.

c. Đồng hóa

Q trình đồng hóa có thể thực hiện trên tồn bộ thế tích sữa ngun liệu (đồng hóa tồn phần) hoặc chỉ thực hiện trên một phần thể tích khối sữa (đồng hóa một phần). Trường hợp này cho phép các nhà sản xuất tiết kiệm chi phí năng lượng, cũng như có thể sử dụng thiết bị đồng hóa cơng suất nhỏ cho một dây chuyền sản xuất sữa thành trùng với năng suất lớn.

Mục đích của đồng hóa: là làm giảm kích thước của các hạt cầu béo, làm cho chúng phân

bố đều chất béo sữa, làm cho sữa được đồng nhất, tránh hiện tượng tách lớp. Đồng hóa có thể làm tăng độ nhớt của sữa lên chút ít nhưng làm giảm được đáng kể q trình oxi hóa, làm tăng chất lượng của sữa và các sản phẩm sữa (tăng mức độ phân tán cream, phân bố lại giữa pha chất béo và plasma, thay đổi thành phần và tính chất của protein) qua đó giúp kéo dài thời gian bảo quản cho sữa.

Hình 3. 3 Thiết bị đồng hóa áp lực cao

d. Làm lạnh

Sữa sau khi được đồng hóa sẽ cho qua hệ thống làm lạnh sữa bằng ruột gà trong bồn dung dịch nước làm lạnh, sữa ở quá trình làm lạnh sẽ đạt nhiệt độ 3 – 5oC để chuẩn bị cho q trình chiết rót.

Hình 3. 4 Bồn làm nguội sữa

e. Rót sản phẩm

Q trình rót sản phẩm là phải thực hiện trong điều kiện vô trùng để tránh tái nhiễm vi sinh vật vào thành phẩm. Do đó, vấn đề vệ sinh thiết bị, nhà xưởng tại khu vực chiết rót và bao gói cần phải được quan tâm hàng đầu của cơng ty.

Q trình chiết rót được tiến hành trên dây chuyền hoàn toàn tự động với hiệu suất 1200 chai/giờ và tiền hành theo nguyên tắc sau: Chai đựng trong các sọt được đưa lên băng tải và được đưa đến máy rót. Máy rót làm việc theo cơ cấu rót chân khơng đến ngấn quy định. Chai đã rót sữa được chuyển qua máy ghép nắp. Máy tự đặt lên mỗi chai một miếng giấy nhơm và sau đó dập kín miệng chai.

Hình 3. 5 Hệ thống in date các sản phẩm

e. Bảo quản lạnh

Sữa sau khi chiết rót xong được đưa vào kho lạnh và bảo quản ở nhiệt độ từ 0 – 5oC nhằm tránh sự phát triển của vi sinh vật cũng như các enzyme xúc tác phản ứng chuyển hóa cơ chất... nhanh chóng làm hư hỏng sản phẩm.

CHƯƠNG 4: SẢN PHẨM

4.1. Kiểm tra chất lượng sản phẩm sữa thanh trùng

Đối với sản phẩm sữa bị tươi thanh trùng, cơng ty kiểm tra chất lượng sản phẩm dựa theo Tiêu Chuẩn Việt Nam (TCVN 5860 : 1994)

Bảng 4. 1 Chỉ tiêu cảm quan sữa thanh trùng

Chỉ tiêu Yêu cầu

1. Trạng thái Dịch thể đồng nhất

3. Mùi Mùi thơm đặc trưng của sữa thanh trùng, khơng có mùi lạ 4. Vị Vị ngọt / khơng ngọt đặc trưng của sửa, khơng có vị lạ

Bảng 4. 2 Chỉ tiêu hóa học và vật lý sữa thanh trùng

Chỉ tiêu Mức và yêu cầu

5. Hàm lượng chất khô, % khối lượng, không nhỏ hơn 11,5 6. Hàm lượng chất béo, % khối lượng, không nhỏ hơn 3,2

7. Hiệu quả thanh trùng (thử photphataza) Phù hợp với phép thử 8. Hàm lượng protein, % khối lượng, không nhỏ hơn 3

9. Tỷ trọng của sữa ở 20oC, g/ml, không nhỏ hơn 1026 - 1033

10. Độ axit chuẩn độ, oT 17 – 19

11. Điềm đóng băng, oC Từ -0,51 – 0,55

12. Độ sạch Phù hợp với phép thử

1.2. Bảo quản sản phẩm

Các sản phẩm sữa thanh trùng khi rót chai, đóng nắp, được chất vào các thùng nhựa lớn và cho vào kho lạnh.

Lượng sản phẩm tùy theo đơn đặt hàng, lưu kho không quá 10% Điều kiện kho lạnh:

Kho chứa sạch sẽ, gọn gàng.

CHƯƠNG 5: AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TẠI NHÀ MÁY

5.1. Quy định về an toàn, vệ sinh lao độngA – CÁC ĐIỀU KHOẢN CỤ THỂ A – CÁC ĐIỀU KHOẢN CỤ THỂ

I. Đối với khu vực sản xuất

Điều 1.1: Đảm bảo vệ sinh môi trường, sàn nhà xưởng, khu vực sản xuất luôn sạch sẽ, khô ráo,không bốc mùi ẩm mốc (quét dọn lau chùi cọ rữa sàn nhà ít nhất 1 lần trong ngày vào cuối ngày làm việc) không để phát sinh ruồi nhặng, côn trùng tại cơ sở sản xuất (phun thuốc diệt ruồi, muỗi, côn trùng mỗi tháng một lần).

Điều 1.2: Thùng chứa rác phải có nắp đậy, cách xa khu vực sản xuất 20m, và phải được chuyển đổ hàng ngày. Các loại vật liệu, phế liệu, chất thải phải để đúng nơi quy định.

Điều 1.3: Hệ thống cống rãnh khu vực sản xuất phải thơng thốt, khơng ứ động, không lộ thiên, cống phải cố nắp đậy.

Điều 1.4: Những người không phận sự không vào khu vực này.

Điều 1.5: Tắc các thiết bị sau khi sử dụng, Các van nước sau khi sử dụng phải khóa kín.

II. Đối với các dụng cụ dùng để sản xuất

Điều 2.1: Các thiết bị, máy móc, dụng cụ sản xuất trước và sau khi làm việc phải được vệ sinh sạch sẽ.

Điều 2.2: Các vật dụng khi làm vệ sinh (cây lau nhà, chổi quét…) xong phải đem phơi và để đúng nơi quy định.

III. Đối với nhân viên sản xuất

Điều 3.1: CNV chỉ được vận hành máy theo đúng trình tự đã được hướng dẫn huấn luyện Điều 3.2: CNV phải thực hiện sự chỉ dẫn của các bảng cấm, bảng hướng dẫn, chỉ dẫn treo tại nơi sản xuất hoặc gắn tại máy, thiết bị.

Điều 3.3: CNV không được sử dụng, sữa chữa các máy, thiết bị khi chưa được huấn luyện về quy tắc an tồn và quy tắc vận hành máy, thiết bị đó

Điều 3.4: Trong giờ làm việc CNV phải giữ gìn các trang bị ,phương tiện bảo hộ cá nhân và dụng cụ đã được cấp phát

Điều 3.5: CNV không tự do đi lại những nơi khơng thuộc trách nhiệm của mình

Điều 3.6: Nhân viên sản xuấ không đeo nữ trang khi làm việc, phải sử dụng trang thiết bị bảo hộ lao động đã được cấp phát như : áo đồng phục, nón,khẩu trang, găng tay, dép.

Điều 3.7: CB – CNV phải giữ gìn sạch sẽ, gịn gang nơi làm việc của mình, vệ sinh khu vực sản xuất, máy và các thiết bị mình phụ trách sau mỗi ngày làm việc và định kì theo cơng ty quy định, Khơng được để quần áo , tư trang trong khu vực sản xuất.

Điều 3.8: Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, cắt ngắn và giữ sạch móng tay , rửa tay sạch bằng xà phòng trước và sau khi sản xuất.

Điếu 3.9: Không được ăn uống, nhai kẹo cao su hay hút thuốc lá trong khu vực sản xuất và khu vực nhà ăn tập thể (trừ khu vực cho phép).

Điều 3.10: Nhân viên trưc tiếp sản xuất chế biến phải được học kiến thức ATVSTP, phải được khám sức khỏe trước khi tuyển dụng, được khám sức khỏe định kì hàng năm sau khi tuyển dụng và xét nghiệm phân 1 năm 1 lần,được hướng dẫn cơng việc quy trình cơng việc và phải nắm vững trách nhiệm về cơng việc mà mình đang làm.

Điều 3.11: Phải báo ngay cho phụ trách đơn vị biết bản thân hoặc đồng nghiệp bị bệnh ngoài da hay truyền nhiễm (nằm trong danh mục của nghành y tế) để tạm thời nghĩ việc khác hay chuyển việc khác cho tới khi điều trị khỏi.

IV. Hồ sơ ghi chép

Điều 5.1. Nguồn gốc thu mua của sữa nguyên liệu từ các hộ dân Điều 5.2. Mẫu lưu sữa nguyên liệu và sữa thành phẩm

1. Tất cả CB – CNV Công Ty có trách nhiệm,nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh quy định này.

2. Giám Đốc Công Ty giao cho lãnh đạo các bộ phận có trách nhiệm kiểm tra nhắc nhở CB – CNV và khách của Công Ty thực hiện tốt những quy định trên

3. BGĐ kỷ luật CB – CNV vi phạm các điều khoảng nội quy này

C – CÁC GIẤY CHỨNG NHÂN

1. Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện An toàn Thực Phẩm: số 71/GCNATTP/SCT.

2. Bản tự công bố sản phẩm Sữa tươi nguyên chất thanh trùng BRmilk (đã đăng ký Sở Công thương số: 01/LP/2019).

3. Bản tự công bố sản phẩm Sữa chua uống nguyên chất thanh trùng BRmilk (đã đăng ký Sở Cơng thương số: 02/LP/2019).

5.2. Phịng cháy chữa cháy

 Không hút thuốc, đốt lửa trong khu vực dễ cháy.

 Khơng tùy ý mắc điện.

 Các thiết bị có nhiệt độ cao phải đặt xa tường và vật dễ cháy.

 Thiết bị chữa cháy phải ở nơi thuận tiện nhất (các bình chữa cháy được đặt trên kệ và bố trí tại các vị trí dễ thấy).

 Nhà xưởng phải có nhiều lối thốt hiểm.

 Lị hơi, ngun liệu phải đặt ở khu vực riêng và thường xuyên kiểm tra

 Công nhân điều hành các bộ phận phải được trang bị kiến thức về phòng cháy chữa cháy.

 Đảm bảo an tồn lao động và phịng chống cháy nổ trong sản xuất và trong việc nhập, xuất, bảo quản vật tư, hàng hóa. Thực hiện tốt việc kiểm tra về nguồn điện, nguồn nhiệt để phịng chống cháy nổ có hiệu quả

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lâm Xuân Thanh, 2006. Công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

Lê Văn Việt Mẫn, 2010, Nguyên liệu ngành công nghiệp chế biến sữa, Giáo trình cơng nghệ

sản xuất các sản phẩm từ sữa và thức uống pha chế (Tập 1). Nhà xuất bản đại học quốc

gia thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Lê Văn Việt Mẫn, 2016. Công nghệ sản xuất các sản phầm từ sữa và thức uống pha chế, NXB Đại Học Quốc Gía TP. Hồ Chí Minh.

Gezginc, Y., Akyol, I., Kuley, E., & Özogul, F. (2013). Biogenic amines formation in

Streptococcus thermophilus isolated from home-made natural yogurt. Food chemistry, 655-662.

O’Mahony, J. A. (2014). Milk: an overview. Trong Milk proteins (trang 19-73). Academic Press.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2 CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM LONG PHƯỚC (Trang 35)