Sơ đồ hệ thống nạp-xả, b) Quá trình nạp-xả ở động cơ 4 kỳ không tăng áp, c) Quá trình nạp-xả ở động cơ 4 kỳ tăng áp

Một phần của tài liệu ĐỒ án ĐỘNG cơ đốt TRONG (Trang 32 - 33)

4 kỳ không tăng áp, c) Quá trình nạp-xả ở động cơ 4 kỳ tăng áp K- ống góp khí nạp, X - ống góp khí thải. T- turbine khí thải, N- máy nén khí tăng áp, LM - thiết bị làm mát khí tăng áp. p0, T0 - áp suất và nhiệt độ khí quyển , ps , Ts - áp suất và nhiệt độ của khí nạp sau máy nén, pk , Tk - áp suất và nhiệt độ khí mới, px , Tx - áp suất và nhiệt độ khí thải, pa - áp suất cuối quá trình nạp, pr - áp suất khí sót.

Như chúng ta đã biết, hoạt động của ĐCĐT có tính chu kỳ, tức là có các chu trình công tác kế tiếp nhau. Để thực hiện được chu trình công tác tiếp theo, phải xả hết khí thải ra khỏi không gian công tác của xylanh rồi nạp vào đó khí mới. Quá trình nạp khí mới và xả khí thải có liên quan mật thiết với nhau và được gọi chung là quá trình nạp-xả hoặc

quá trình thay đổi khí hoặc quá trình trao đổi khí.

Do sự thay đổi tiết diện lưu thông và vận tốc của piston cũng như ảnh hưởng của hàng loạt hiện tượng khí động khác nên áp suất của MCCT trong xylanh trong quá trình nạp-xả biến đổi rất phức tạp. H. 2.1-2 giới thiệu một ví dụ về đồ thị công thu được khi dùng thiết bị ghi áp suất có độ nhạy cao. Tuy nhiên, sự dao động của áp suất của MCCT trong quá trình nạp-xả có ảnh hưởng không đáng kể đến tổng diện tích đồ thị công nên khi tính và vẽ chu trình, người ta thường qui ước áp suất của MCCT trong thời gian diễn ra quá trình xả và nạp là không đổi (H. 2.1-1b và H. 2.1-1c).

Một phần của tài liệu ĐỒ án ĐỘNG cơ đốt TRONG (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w