Mô đun hóa các chức năng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kỹ thuật hỗ trợ kiểm soát chất lượng phần mềm (Trang 30 - 31)

Vì phần mềm có quy mô lớn, nhiều chức năng, thực hiện phát triển và triển khai một cách đồng thời và phần mềm thực hiện phát triển theo nhóm. Đó là điểm khó khăn khi phát triển dự án phần mềm. Vậy làm thế nào để nhóm dự án phát triển phần mềm nhanh nhất có thể mà không gây lên sự chồng chéo trong quá trình phát triển phần mềm nhưng lại vẫn đảm bảo chất lượng.

Giải pháp được đưa ra đối với các đội phát triển là chia nhỏ dự án thành các mô đun dựa trên chức năng. Mỗi mô đun được giao cho một người hoặc một nhóm người

trong đội dự án thực hiện. Các mô đun có chức năng khác nhau nhưng vẫn có dùng chung một phần CSDL. Giai đoạn này cũng luôn được giám sát để đảm bảo chất lượng theo như yêu cầu đề ra. Ngoài ra, việc phân chia thành các mô đun sẽ giúp cho quá trình giám sát công việc của người quản lý cũng dễ dàng hơn. Sau khi phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm phát triển được hoàn thành, các thành viên tập trung nghiên cứu nghiệp vụ trong chức năng của mình một cách chuyên sâu hơn thay vì nghiên cứu tất cả các nghiệp vụ liên quan đến dự án. Điều này giúp cho quá trình nghiên cứu tài liệu nghiệp vụ cũng như tài liệu đặc tả yêu cầu và bản thiết kế được chi tiết mà vẫn giảm thiểu được thời gian để sớm đi vào giai đoạn lập trình. Khi đã nghiên cứu tài liệu kỹ lưỡng thì sẽ kiểm soát được quá trình thực hiện mã hóa. Đó là vì trong quá trình thực hiện mã hóa các thành viên kiểm soát được các dòng lệnh, kiểm soát được các chức năng, giao diện mình tạo ra đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, đảm bảo chất lượng đề ra. Như vậy, giúp cho việc lập trình hiệu quả, tăng hiệu suất công việc của cả dự án, giảm chi phí và nâng cao chất lượng của phần mềm tạo ra.

Nhưng việc lựa chọn môi trường làm việc và cách phân chia dự án thành các mô đun chức năng sẽ dẫn đến vấn đề là làm thế nào để đồng bộ công việc của các thành viên trong đội dự án? Khi thực hiện đồng bộ không xảy ra những hiểu lầm đáng tiếc có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Để làm được việc đó thì nhóm phát triển phải luôn đảm bảo thực hiện theo quy ước lập trình một cách nghiêm ngặt, hay nói cách khác là các thành viên trong nhóm phát triển phải luôn tạo cho mình ý thức chấp hành các quy ước đã được thống nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kỹ thuật hỗ trợ kiểm soát chất lượng phần mềm (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)