Chuẩn IEEE 802.11e MAC

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo đảm công bằng luồng trong các mạng AD HOC không dây (Trang 65 - 66)

PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ KHÔNG CÔNG BẰNG LUỒNG TRONG CÁC MẠNG AD HOC KHÔNG DÂY

2.2.5. Chuẩn IEEE 802.11e MAC

IEEE 802.11e MAC [12] là một bổ sung xuất hiện trong tiêu chuẩn IEEE 802.11 của mạng cục bộ không dây (WLAN) để hỗ trợ chất lượng dịch vụ (QoS). Nó dựa trên hai cơ chế là điều khiển trung tâm và truy cập kênh dựa trên tranh chấp. Trong đó cơ chế truy cập kênh dựa trên tranh chấp kế thừa DCF được gọi là tăng cường chức năng phối hợp phân tán (EDCF – Enhanced DCF). EDCF cung cấp sự truy cập kênh phân biệt tới các khung với các quyền ưu tiên khác nhau. Với EDCF, một MAC có thể có nhiều hàng đợi làm việc độc lập, song song, với các mức độ ưu tiên khác nhau. Các khung với mức độ ưu tiên khác nhau được truyền sử dụng các tham số tranh chấp CSMA/CA khác nhau. Với EDCF, một trạm không thể truyền một khung mà khuếch tín hiệu một khoảng thời gian được gọi là giới hạn cơ hội truyền (TXOP – transmission opportunity). Nếu một khung quá dài được truyền trong một TXOP, nó sẽ được phân đoạn thành nhiều các khung. Ngoài ra một tính năng tuỳ chọn của EDCF được gọi là nhóm không tranh chấp (CFB - contention- free burst), tính năng này giúp tăng cường hiệu suất EDCF bằng việc gia tăng lưu lượng của toàn bộ hệ thống và bảo đảm nhiều luồng có chất lượng chấp nhận được trong các điều kiện về khung bị mất và độ trễ.

Như vậy, IEEE 802.11e MAC cũng đã đề xuất một kế hoạch tương tự với MACAW để ưu tiên những luồng tại một nút. Mặc dù điều này hiệu quả khi mạng không xảy ra tắc nghẽn đối với các luồng, hạn chế chính của cơ chế này là nếu số luồng tăng lên, sự tranh chấp giữa những luồng truy cập kênh cũng tăng cao lên, và như vậy nó làm giảm giá trị nhiễu sóng vô tuyến và môi trường tiện ích.

CHƢƠNG III

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo đảm công bằng luồng trong các mạng AD HOC không dây (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)