CHƯƠNG 4 THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
4.2. Đánh giá trực quan
Mô hình phân lớp lúa có độ chính xác cao nhất với dữ liệu đặc trưng VVVH được chọn để lập bản đồ lúa định kỳ trên khu vực ĐBSH. Bản đồ lúa khu vực ĐBSH trong vụ xuân 2018 được thể hiện trong Hình 4.6. Có thể thấy rằng, lúa được trồng ở hầu hết các tỉnh trong khu vực. Tỉnh Quảng Ninh tuy có diện tích lớn nhất nhưng lúa lại ít được canh tác trên khu vực này. Lúa cũng là cây trồng nông nghiệp được trồng nhiều nhất trên khu vực Đồng Bằng Sông Hồng.
Hình 4.7 thể hiện bản đồ lúa của tỉnh Bắc Ninh định kỳ theo tháng. Có thể thấy rằng, bản đồ lúa 1 tháng dễ bị nhầm lẫn với các loại lớp phủ khác (Hình 4.7). Tuy nhiên, từ 2 tháng trở đi, lúa được phát hiện chính xác hơn.
Có thể thấy rằng, không phải tất cả khu vực trồng lúa trên ĐBSH đều trồng gieo cấy hai vụ Đông Xuân và Hè Thu (Hình 4.8). Việc kết hợp bản đồ 2 vụ sẽ được bản đồ lúa trên toàn bộ khu vực trong cả năm 2018 (Hình 4.8).
Việc chạy mô hình phân lớp lúa sử dụng ảnh Sentinel 1A được thực hiện từ bắt đầu vụ Đông-Xuân cho đến khi kết thúc vụ lúa Hè-Thu trên khu vực ĐBSH. Việc tổng hợp bản đồ theo tháng kết hợp với quá trình chạy mô hình từ đầu mùa vụ thứ nhất (Đông-Xuân) đến khi kết thúc vụ thứ hai (Hè-Thu) sẽ lần lượt thu được các kết quả: bản đồ lúa sớm (Hình 4.7), bản đồ lúa đơn thuần (Hình 4.6), bản đồ lúa theo vụ (Hình 4.8). Điều này giải quyết vấn đề đã đặt ra trong phần 1.2 – Mục tiêu của luận văn.
Hình 4. 5. Biến đổi phổ của các loại bề mặt lớp phủ trong năm 2018 với dữ liệu kênh VH
Hình 4. 7. Bản đồ lúa theo tháng tỉnh Bắc Ninh trong vụ xuân 2018.