1. Kết luận:
Giám sát và phản biện xã hội là nhu cầu tất yếu của cuộc sống. Càng ngày người ta càng thấy rõ hơn những ý nghĩa tích cực của phản biện xã hội bởi nó tạo ra sự tương tác, sự hợp tác của các lực lượng xã hội và từ đó nảy sinh ra các nguồn giải pháp, nguồn sáng kiến để giải quyết các vấn đề của đời sống xã hội.
Giám sát và phản biện xã hội là một trong những chức năng quan trọng của MTTQ Việt Nam và các Đoàn thể chính trị - xã hội, thực hiện theo Quyết định 217 và Quyết định 218 của Bộ Chính trị, mặc dù là một hoạt động mới, một lĩnh vực
công tác chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng trong những năm qua, MTTQ xã và các đoàn thể chính trị - xã hội đã triển khai thực hiện hiệu quả vai trò giám sát và phản biện xã hội, phát huy dân chủ trong công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh.
Để giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc được thực hiện tốt, đòi hỏi có những điều kiện bảo đảm nhất định. Đó là điều kiện về cơ sở pháp lý; điều kiện về trình độ dân trí, về nhận thức của cấp ủy Đảng và chính quyền đối với chức năng phản biện xã hội của Mặt trận; về môi trường dân chủ; về năng lực phản biện xã hội của bản thân Mặt trận cũng như các điều kiện kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội nói chung. Những yếu tố đó cũng chính là cơ sở để đưa ra phương hướng phát huy vai trò phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cải thiện chất lượng của hoạt động này trên thực tế ở nước ta hiện nay.
Nâng cao vai trò của Mặt trận tổ quốc cũng như xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc không phải là sách lược trong một thời kì, một giai đoạn cách mạng mà là đường hướng chiến lược cơ bản, lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, đây là nguồn sức mạnh vô tận của cách mạng Việt Nam. Do đó, chúng ta phải chuyển biến sâu sắc hơn nữa về nhận thức, ý thức và hành động của cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân. Muốn vậy, các cấp uỷ đảng phải có chủ trương đúng đắn, có kế hoạch cụ thể nhằm thực hiện có hiệu quả tư tưởng đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn mới. Đặc biệt, phải chú trọng công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, hướng mạnh về cơ sở, phát huy vai trò của Ban công tác Mặt trận khu dân cư để Mặt trận tổ quốc thực sự là một tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng và hợp pháp của nhân dân.
2. Kiến nghị
Đề nghị MTTQ huyện thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát, phản biện xã hội cho cán bộ làm công tác mặt trận ở xã.
Nghiên cứu chế độ, chính sách, thù lao cho cán bộ làm công tác giám sát, phản biện xã hội, chế độ khen thưởng, biểu dương bằng vật chất, tinh thần cho tập thể, cá nhân có thành tích, có công, thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả trong công tác giám sát, phản biện xã hội.
Với kết quả đã đạt được trong những năm qua, cộng với nền tảng truyền thống dân tộc, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân với tinh thần chủ động, sáng tạo, sự nghiệp dân giầu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN NGƯỜI VIẾT KHÓA LUẬN
Vi Thị Hân