Mã hóa Entropy

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thiết kế mô-đun tái tạo hình ảnh trong hệ thống nén ảnh sử dụng thuật toán nhận biết chuyển động Sigma-Delta (Trang 27 - 31)

Chƣơng 2 GIỚI THIỆU VỀ KỸ THUẬT NÉN ẢNH JPEG

2.7 Mã hóa Entropy

Hình 2.7.1 Quét ZigZag [11]

Trƣớc khi mã hóa Entropy các hệ số lƣợng tử hóa của Q(u,v) của khối 8×8 đƣợc quét zigzag (hình 2.7.1) để nhóm các thành phần có tần số tƣơng đƣơng lại, đồng thời việc quét zigzag cũng làm tăng tối đa chuỗi các giá trị 0 do vậy sẽ làm tăng hiệu quả khi nén dùng RLC.

2.7.2 Mã hóa RLC

Các giá trị lƣợng tử hóa có thể chỉ đƣợc biểu diễn nhờ các từ mã có độ dài cố định hay đồng đều, tức là các giá trị lƣợng tử hóa biểu diễn bằng cùng một số bit. Tuy nhiên hiệu quả của việc mã hóa nhƣ vậy sẽ không cao. Để cải thiện ngƣời ta dùng mã hóa Entropy, trong đó sử dụng những đặc tính thống kế của tín hiệu đƣợc mã hóa. Một tín hiệu, ở đây là giá trị điểm ảnh đã đƣợc chuyển hóa, nó chứa một lƣợng thông tin tùy theo xác suất của những giá trị hay sự kiện khác nhau xuất hiện. Ví dụ từ mã nào ít xảy ra hơn sẽ có nhiều thông tin hơn từ mã ít hay xảy ra.

Mã hóa entropy sẽ làm giảm độ dƣ thừa thống kê trong việc mã hóa các phần tử để truyền, sự dƣ thừa chính là phần bố xác suất không đồng đều trên giá trị của mỗi phần tử. Phân bố xác suất càng lệch khỏi phân bố đồng đều thì hiệu xuất của mã hóa entropy càng tăng. Mã hóa Huffma là một trong những sơ đồ mã đƣợc sử dụng phổ biến. Ngoài ra trong mã hóa entropy còn sử dụng mã hóa RLC sẽ cho hiệu xuất nén tƣơng đối cao.

Kỹ thuật mã hóa RLC mã hóa rất hiệu quả đối với các hệ số DCT đã đƣợc lƣợng tử hóa sau quá trình quét zigzag ở trên. Một hệ số khác không sau giá trị DC sẽ đƣợc mã hóa bằng 1 từ mã bao gồm hai thông số: số lƣợng 0 chạy trƣớc 1 hệ số khác 0 và mức của nó sau khi đã lƣợng tử hóa. RLC thực chất là quá trình thay thế các hệ số khác 0 bằng số lƣợng các chữ số 0 xuất hiện.

2.7.3 Mã hóa độ dài thay đổi VLC

Các từ mã RLC tiếp tục đƣợc mã hóa bằng các từ mã ngắn cho mức xuất hiện cao và các từ mã dài cho mức xuất hiện thấp.

Hình 2.7.3a. Minh họa cho các phân nhóm AC. [11]

Hình 2.7.3b. Mình họa cho các phân nhóm DC. [11]

Hình 2.7.3c là một ví dụ về bảng mã Huffman tƣơng ứng cho các nhóm. Từ mã báo hiệu kết thúc là EOB khi tất các các hệ số trong khối còn lại mang giá trị 0.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thiết kế mô-đun tái tạo hình ảnh trong hệ thống nén ảnh sử dụng thuật toán nhận biết chuyển động Sigma-Delta (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)