.3 Gói số liệu TCP với phần tiêu đề giả

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các cải tiến TCP cho đường truyền vệ tinh Luận văn ThS. Công nghệ thông tin 1 01 10 (Trang 31 - 34)

Cấu trúc gói số liệu TCP gồm phần tiêu đề TCP “giả” (Pseudo header TCP) mô tả trong hình 2.3 và gói số liệu TCP “thực” (TCP Segment) đƣợc mô tả trong hình 2.4. Phần tiêu đề giả cần thiết cho việc xây dựng gói số liệu IP, bao gồm các thông tin về địa chỉ IP nguồn, địa chỉ IP đích, số liệu thuộc giao thức TCP (trƣờng protocol có giá trị 0x06) và độ dài của gói TCP thực:

IP Source Pseudo header IP Destination Protocol Length Header TCP Segment Data

Ý nghĩa của các trƣờng của gói số liệu TCP thực:  Soure Port: Số hiệu cổng TCP bên phát.

Destination Port: Số hiệu cổng TCP bên đích; các số hiệu cổng cùng với địa chỉ IP nguồn và địa chỉ IP đích trong gói số liệu IP định danh duy nhất hai tiến trình ở hai đầu kết nối TCP.

Sequence number: Số tuần tự phát, định danh byte đầu tiên của phần số liệu thuộc gói số liệu TCP trong luồng số liệu từ thực thể TCP gửi đến thực thể TCP nhận. Số tuần tự phát là khoảng cách tƣơng đối của byte đầu tiên phần số liệu với byte đầu tiên của dòng byte; đó là số không dấu 32 bit, có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 232

-1.

o Nếu ta coi dòng byte là luồng số liệu một chiều từ một ứng dụng này tới ứng dụng kia thì TCP đánh số tất cả các byte với các giá trị gọi là số tuần tự (sequence number).

o Khi một kết nối đƣợc thiết lập trƣờng số tuần tự chứa giá trị khởi tạo ISN (Initial Sequence Number) đƣợc thực thể TCP chọn cho kết nối này. Byte số liệu đầu tiên sẽ có số tuần tự bằng ISN +1.  Acknowlegement: Vị trí tƣơng đối của byte cuối cùng đã nhận đúng bởi

thực thể nhận cộng thêm 1. Giá trị của trƣờng này còn đƣợc gọi là số tuần tự thu. Giá trị của trƣờng này đúng khi bit cờ ACK =1.

Data Offset: Khoảng cách tƣơng đối của trƣờng số liệu với phần tiêu đề của TCP (TCP header) tính theo từ 32 bit. Thông thƣờng trƣờng này có giá trị bằng 5 vì độ dài thông thƣờng của phần tiêu đề TCP là 20 bytes.  Reserved: Luôn đƣợc đặt là 0, để dùng cho tƣơng lai.

FLAGs: Có 6 bit cờ trong phần tiêu đề TCP. Một hay nhiều cờ có thể đƣợc thiết lập tại cùng một thời điểm.

o URK = 1: Thông báo giá trị trƣờng Urgent Pointer đúng. o ACK = 1: Thông báo giá trị trƣờng Acknowledgment đúng.

o PSH = 1: Thực thể nhận phải chuyển số liệu này cho ứng dụng tức thời.

o RST = 1: Tái khởi tạo kết nối, dùng để kết thúc kết nối.

o SYN = 1: Đồng bộ trƣờng số thứ tự, dùng để thiết lập kết nối TCP. o FIN = 1: Thông báo thực thể gửi đã kết thúc gửi số liệu.

Windows size: Độ lớn cửa sổ bên thu, quy định tổng số byte số liệu mà thực thể thu có thể nhận đƣợc (đồng nghĩa với độ lớn bộ đệm thu) tính khởi đầu từ giá trị trƣờng số tuần tự thu (Acknowlegment Number).

Checksum: Kiểm tra tổng, là giá trị bù 1 của tổng các nhóm 16-bit trong phần đầu và phần số liệu TCP. Giá trị này tính cả 12 byte tiêu đề giả của TCP.

Urgent Pointer: Vị trí tƣơng đối của byte trong trƣờng số liệu TCP cần đƣợc xử lý đầu tiên. Giá trị trƣờng này đúng khi bit cờ URG = 1.

Options: Tuỳ chọn thƣờng đƣợc dùng hiện nay là quy định về độ dài lớn nhất MSS (Maximum Segment Size) của một gói số liệu TCP; có thể khai báo tuỳ chọn SACK tại trƣờng này.

 Pad: Độn thêm vào phần tiêu đề, để độ lớn của nó là bội của 4 byte.  Data: Số liệu của ứng dụng TCP.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các cải tiến TCP cho đường truyền vệ tinh Luận văn ThS. Công nghệ thông tin 1 01 10 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)