Phân loại thuỷ triều

Một phần của tài liệu Khí tượng hải dương học - Chương 5 pps (Trang 35 - 37)

Thuỷ triều trên các đại dương thực tế rất đa dạng. Tuy vậy, vẫn có thể qui chúng về một số loại.

Theo cách phân loại của các nhà Hải dương học Liên xô cũ, cơ sở để phân loại thuỷ triều dựa vào số lượng nước lớn, nước ròng trong một ngày mặt trăng hoặc trong chu kỳ triều, đặc điểm triều sai, thời gian triều dâng và triều rút. Trong đó, qui tụ lại là xác định bằng trị số của tỉ số giữa tổng biên độ hai sóng nhật triều chính HK1 và HO1 với biên độ sóng bán nhật triều chính HM2.

2 1 1 1 M O K H H H + (5.44)

Theo cách phân chia này, thuỷ triều gồm ba loại chính:

- Nếu giá trị tỉ số này rất nhỏ và không vượt quá 0,5 thì đó là bán nhật triều: 0,0 < 2 1 1 M O K H H H + < 0,5 (5.45)

- Nếu tỉ số có giá trị từ 0,5 đến 4,0 là triều hỗn hợp. Trong triều hỗn hợp bao gồm bán nhật triều không đều có tỉ số:

0,5 < 2 1 1 M O K H H H + < 2,0 (5.46)

Và nhật triều không đều có tỉ số:

2,0 < 2 1 1 M O K H H H + < 4,0 (5.47)

- Chế độ nhật triều ứng với tỉ số như sau: 2 1 1 M O K H H H + > 4,0 (5.48)

Đặc điểm của các chế độ thuỷ triều trên được đặc trưng bởi các yếu tố sau: Bán nhật triều là chế độ triều trong một ngày mặt trăng có hai nước lớn, hai nước ròng, chu kỳ trung bình của nó bằng nửa ngày mặt trăng (12 giờ 25 phút), độ cao các nước lớn và nước ròng kế tiếp khác nhau ít (không có triều sai ngày), đường cong dao động mực nước gần như hình sin.

Triều sai nửa tháng ở bán nhật triều liên quan đến pha mặt trăng. Độ lớn triều cực đại của bán nhật triều quan sát thấy sau thời điểm trăng non và trăng tròn một thời gian - triều sóc vọng. Sau kỳ sóc vọng, độ lớn triều giảm đi và khi mặt trăng chuyển sang tuần thượng huyền hay hạ huyền thì triều nhỏ nhất - triều trực thế.

Bán nhật triều không đều chủ yếu mang đặc tính của bán nhật triều. Trong ngày mặt trăng có hai nước lớn, hai nước ròng.

Tuy nhiên, ở loại này triều sai ngày đáng kể quan sát thấy khi xích vĩ mặt trăng bằng không thuỷ triều mang tính chất bán nhật triều đều.

Triều sai nửa tháng của loại thuỷ triều này cũng liên quan đến pha mặt trăng. Thuỷ triều lớn nhất quan sát thấy vào lúc trăng non và trăng tròn - triều sóc vọng, còn triều nhỏ nhất vào lúc trăng thượng huyền và hạ huyền - triều trực thế. Khi tỉ số 2 1 1 M O K H H

H + càng gần tới 2,0, độ xích vĩ mặt trăng càng ảnh hưởng mạnh đến độ lớn triều và triều sai ngày.

Nhật triều không đều là chế độ triều mà trong một tháng mặt trăng, số ngày có một nước lớn, một nước ròng chiếm ưu thế nhưng khi độ xích vĩ mặt

trăng tiến tới không thì xuất hiện hai nước lớn, hai nước ròng. Triều sai nửa tháng liên quan đến độ xích vĩ mặt trăng. Khi độ xích vĩ mặt trăng lớn nhất - triều chí tuyến và mang tính chất nhật triều đều. Khi độ xích vĩ giảm, độ lớn thuỷ triều giảm, xuất hiện hai con nước trong ngày - triều nhật phân. Sự biến đổi pha mặt trăng không ảnh hưởng tới độ lớn thuỷ triều.

Nhật triều được đặc trưng bởi một nước lớn, một nước ròng trong một ngày mặt trăng. Khi độ xích vĩ mặt trăng lớn nhất, độ lớn thuỷ triều lớn nhất - triều chí tuyến. Tuy nhiên, thuỷ triều lớn nhất xuất hiện không vào lúc mặt trăng có độ xích vĩ lớn nhất mà sau đó một thời gian (tuổi nhật triều). Khi độ xích vĩ mặt trăng bằng không, độ lớn thuỷ triều nhỏ nhất - triều nhật phân.

Ngoài các loại thuỷ triều cơ bản trên còn có một số loại tương tự, chúng chỉ khác nhau ở một số đặc trưng. Chẳng hạn loại “bán nhật triều mặt trời” có chu kỳ bằng nửa ngày mặt trời (12 giờ). Vì vậy, các nước lớn, nước ròng trong bán nhật triều mặt trời luôn quan sát thấy vào cùng giờ trong ngày.

Bán nhật triều thị sai thì chỉ thể hiện tính chất triều sai nửa tháng. Độ lớn của triều này phụ thuộc vào khoảng cách biến đổi giữa trái đất và mặt trăng mà không phụ thuộc vào pha mặt trăng. Khi khoảng cách giữa mặt trăng và trái đất nhỏ nhất - thuỷ triều lớn nhất và khoảng cách lớn nhất - triều nhỏ nhất.

Bán nhật triều nước nông khác với bán nhật triều ở chỗ tính chất triều dâng và triều rút, đường cong biểu diễn sự biến đổi mực nước không đối xứng. Thời gian triều dâng và triều rút khác nhau nhiều.

Một phần của tài liệu Khí tượng hải dương học - Chương 5 pps (Trang 35 - 37)