CHƯƠNG 2 : TRA CỨU ẢNH THEO NỘI DUNG
3.1. GIỚI THIỆU BÀI TOÁN TRA CỨU CỔ VẬ T
Trong thực tế, cổ vật trên thế giới vô cùng đa dạng và phong phú. Giá trị của cổ vật thường được đánh giá dựa vào niên đại, chất liệu và sự quý hiếm của chúng. Số lượng cổ vật thuộc sở hữu của các cá nhân là rất lớn. Không phải tất cả các cổ
vật đều có thểđược bảo quản dài lâu, vì vậy ở một số viện bảo tàng người ta đã phải tìm cách chụp và lưu trữ ảnh của những cổ vật, sau đó có thể đưa lên Internet để
giới thiệu. Vấn đề làm thế nào xác định chính xác một đồ vật có đúng là một cổ vật hay không là không dễ dàng ngay cảđối với những chuyên gia khảo cổ học.
Ngày nay với các công nghệ tiên tiến người ta đã có thể dễ dàng phát hiện
được tuổi thọ cũng như chất liệu, niên đại của cổ vật. Tuy nhiên không phải lúc nào và ở đâu cũng có thể trang bị được các thiết bị để xác định được chính xác những thông số đó. Để giải quyết vấn đề này chúng ta có thể sử dụng phương pháp đơn giản hơn là tìm cách so sánh ảnh mẫu cổ vật cần xác định với ảnh các cổ vật đã
được lưu trữ để tìm ra những cổ vật "giống" với cổ vật cần xác định nhất. Các kết quả tìm được có thể sẽ giúp các nhà nghiên cứu dự đoán được một cách tương đối chính xác niên đại và các thông tin khác liên quan.
Mặt khác, cũng vì các cổ vật thường có giá trị lớn nên rất dễ bị đánh cắp. Giả
sử khi một vụđánh cắp cổ vật bị phát hiện, người ta có thể phải tìm cách xác định chủ sở hữu thực sự của những cổ vật được tìm thấy. Nếu có một công cụ cho phép tìm kiếm trong các cơ sở dữ liệu ảnh của các viện bảo tàng những ảnh giống với ảnh mẫu nhất thì công cụ đó sẽ có thể giúp tìm ra chủ nhân đích thực của cổ vật một cách dễ dàng hơn.
Từ những thực tế trên đặt ra một bài toán tra cứu ảnh cổ vật như sau: tìm trong một cơ sở dữ liệu ảnh cổ vật những ảnh có nội dung (màu sắc, hình dạng, kết cấu) giống với một ảnh cổ vật mẫu nhất, sau đó sắp xếp theo thứ tự giảm dần của độ tương tự.