Một số kết quả và nhận xét

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tối ưu hoá thiết kế anten sóng chạy bằng thuật toán di truyền Luận văn ThS. Kỹ thuật điển tử - viễn thông 2 07 00 (Trang 40 - 44)

000011 Chuyển thành giá trị nhị phân 000010 (trong ví dụ này dùng 6 bit)

3.2. Một số kết quả và nhận xét

Hình 3.1 Giao diện của phần mềm

Sau đây tôi xin đưa ra các kết quả mà tôi thử nghiệm với phần mềm, các ví dụ này đều được thực hiện với mẫu anten Yagi có 6 chấn tử, trong đó gồm 1 chấn tử chủ động, một chấn tử phản xạ, 4 chấn tử dẫn xạ. Bán kính của các chấn tử là 0,005 . Chiều dài của anten nằm trong khoảng 0,55 đến 1,65 . Kích thước quần thể là 10 phần tử, điều kiện kết thúc là sau 10 vòng lặp. Khi xếp hạng, 50% các nhiễm sắc thể được giữ lại.

Kết quả 1

Ở ví dụ này, hàm mục tiêu chỉ bao gồm hệ số tăng ích và mức bức xạ ngược. Các giá trị a, b, c ở công thức 5.4 là a = 40, b = 2 và c = 0. Tôi sử dụng 8 bit để mã hoá các tham số và kết quả nhận được sau 622 giây là

Chiều dài chấn tử chủ động 0.44 Chiều dài chấn tử phản xạ 0.58 Khoảng cách giữa chấn tử dẫn xạ và chấn tử chủ

động (cũng là chiều dài giữa các chấn tử dẫn xạ)

0.125

Khoảng cách giữa chấn tử phản xạ và chấn tử chủ động

0.18

Gain 8.2 dBi

Hàm phương hướng của anten trong mặt phẳng E được biểu diễn ở hình sau

Hình 3.2 Đồ thị phương hướng của anten trong mặt phẳng E

Kết quả 2

Ở ví dụ này, hàm mục tiêu cũng bao gồm hệ số tăng ích và mức bức xạ ngược. Các giá trị a, b, c ở công thức 5.4 là a = 30, b = 1 và c = 0. Tôi sử dụng 12 bit để mã hoá các tham số và kết quả nhận được sau 700 giây là

Chiều dài chấn tử dẫn xạ 0.43 Chiều dài chấn tử chủ động 0.45 Chiều dài chấn tử phản xạ 0.58 Khoảng cách giữa chấn tử dẫn xạ và chấn tử chủ động 0.33

(cũng là chiều dài giữa các chấn tử dẫn xạ)

Khoảng cách giữa chấn tử phản xạ và chấn tử chủ động 0.2

Gain 8.4dBi

Hàm phương hướng của anten trong mặt phẳng E được biểu diễn ở hình sau

Hình 3.3 Đồ thị phương hướng của anten trong mặt phẳng E

Trong ví dụ này tôi đã thay đổi giá trị của a, b. Cụ thể là ta đã tăng ảnh hưởng của hệ số tăng ích với giá trị của hàm mục tiêu, do đó mẫu anten đạt được có hệ số tăng ích tốt hơn, tuy nhiên, mức bức xạ ngược lại lớn hơn so với ở ví dụ 1. Thời gian tính toán cũng có lớn hơn một chút so với ở ví dụ 1.

Kết quả 3

Ở ví dụ này, có một số thay đổi như sau: hàm mục tiêu bao gồm hệ số tăng ích, mức bức xạ ngược và điện trở vào anten. Các giá trị a, b, c ở công thức 5.4 là a = 30, b = 1 và c = 1. Tôi sử dụng 8 bit để mã hoá các tham số và kết quả nhận được sau 681 giây là

Chiều dài chấn tử dẫn xạ 0.38 Chiều dài chấn tử chủ động 0.425 Chiều dài chấn tử phản xạ 0.6 Khoảng cách giữa chấn tử dẫn xạ và chấn tử chủ động 0.27

(cũng là chiều dài giữa các chấn tử dẫn xạ)

Khoảng cách giữa chấn tử phản xạ và chấn tử chủ động 0.25

Gain 8 dBi

Hàm phương hướng của anten trong các mặt phẳng E (đường màu đỏ) và trong mặt phẳng H (đường màu xanh) được biểu diễn ở hình sau

Hình 3.4 Đồ thị phương hướng của anten trong mặt phẳng E và H

Ta thấy rằng, khi thêm điều kiện về điện trở vào anten trong hàm mục tiêu, mẫu anten nhận được có hệ số tăng ích thấp hơn, mức bức xạ ngược có thể lớn hơn, nhưng điều kiện ta muốn điện trở vào anten gần với giá trị 50 ôm đạt được khá tốt, cụ thể trong ví dụ này, điện trở vào của anten là 48 ôm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tối ưu hoá thiết kế anten sóng chạy bằng thuật toán di truyền Luận văn ThS. Kỹ thuật điển tử - viễn thông 2 07 00 (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)