Social Engineering và mô hình phân lớp phòng thủ chiều sâu

Một phần của tài liệu AN TOAN VA BAO MAT THONG TIN (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG 2 : PHÂN LOẠI KỸ THUẬT SOCIAL ENGINEERING

5.4. Social Engineering và mô hình phân lớp phòng thủ chiều sâu

Mô hình phân lớp phòng thủ chiều sâu phân loại các giải pháp bảo mật chống các yếu tố tấn công – những vùng điểm yếu – mà hacker có thể sử dụng để đe dọa môi trường máy tính. Các yếu tố tấn công bao gồm:

o Chính sách, thủ tục, nhận thức: các văn bản quy định rằng bạn phát triển để quản lý tất cả các lĩnh vực bảo mật, và chương trình giáo dục mà để đảm bảo đội ngũ nhân viên biết, hiểu, và thực thi các quy định này.

o Bảo mật vật lý: các rào cản mà quản lý truy cập đến tài sản và tài nguyên. Điều quan trọng để nhớ các yếu tố sau cùng; ví dụ, nếu bạn đặt giỏ rác bên ngoài công ty, sau đó chúng ở bên ngoài sự bảo mật vật lý của công ty.

4

o Dữ liệu: thông tin kinh doanh – tài khoản, e-mail, … khi xem xét các mối đe dọa, thì phải bao gồm cả hard và soft copy tài liệu trong kế hoạch bảo mật dữ liệu.

o Ứng dụng: các chương trình chạy bởi user. Phải đánh giá các hacker social engineering có thể phá vỡ chương trình như thế nào, chẳng hạn e-mail hoặc IM.

o Host: các máy tính server và client được sử dụng trong tổ chức. Sự trợ giúp đảm bảo rằng bạn bảo vệ các user chống lại các cuộc tấn công trực tiếp vào các máy tính này bằng cách xác định chặt chẽ các nguyên tắc chỉ đạo phần mềm để sử dụng máy tính và làm thế nào quản lý các thiết bị bảo mật, chẳng hạn như user IDs và password.

o Mạng nội bộ: hệ thống mạng mà hệ thống máy tính công ty truyền thông. Nó có thể là local, wireless, hoặc WAN. Các mạng nội bộ đã trở nên ít “nội bộ” trong vài năm qua, với sự hoạt động tại nhà và di động đã phổ biến. Vì thế phải làmcho chắc chắn là user hiểu rằng họ phải làm việc bảo mật trong tất cả các môi trường nối mạng.

o Chu vi: điểm tiếp xúc giữa mạng nội bộ và mạng bên ngoài, chẳng hạn như Internet hay hệ thống mạng là phụ thuộc vào các đối tác kinh doanh, có thể một phần của extranet. Các tấn công social engineering thường cố gắng xuyên thủng chu vi để khởi đầu tấn công vào dữ liệu, ứng dụng, và các host xuyên qua hệ thống mạng nội bộ.

5

Khi thiết kế sự phòng vệ, mô hình phòng vệ chiều sâu giúp hình dung các lĩnh vực kinh doanh có thể bị đe dọa. Mô hình này không đặc tả các mối đe dọa social engineering, nhưng mỗi lớp phải nên có sự phòng vệ.

6

KẾT LUẬN

Social engineering là kỹ thuật xã hội, dùng mối quan hệ con người để thu thập tin cần thiết phục vụ cho những cuộc tấn công phía sau.

Quan trọng nhất trong kỹ thuật này là dựa vào điểm yếu của con người. Các bước thực hiện một cuộc tấn công Social engineering là: Thu thập thông tin, chọn mục tiêu, tấn công.

Các kiểu tấn công phổ biến có thể kể đến như: Insider Attack, Indentify Theft, Online Scam, Phising…

Và cuối cùng là để phòng chống lại kiểu tấn công này, không có cách nào hiểu quả bằng cách giáo dục cho nhân viên của bạn những thù đoạn lừa đảo để họ tự cảnh giác.

Một phần của tài liệu AN TOAN VA BAO MAT THONG TIN (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w