Quá trình mã hóa và giải mã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chữ ký số trong ứng dụng quản lý tài liệu lưu trữ quốc gia (Trang 27 - 28)

Người gửi tin G muốn gửi bản tin T cho người nhận N. Để đảm báo bí mật, G mã hoá bản tin bằng khoá lập mã ke, nhận được bản mã eke(T), sau đó gửi cho N. Tin tặc có thể trộm bản mã eke(T) nhưng cũng “khó” để hiểu được bản tin gốc T nếu không có khoá giải mã kd.

Người nhận N nhận được bản mã, họ dùng khoá giải mã kd để giải mã eke(T) và nhận được bản tin gốc T=dkd(eke(T)).

2.1.2. Phân loại hệ mật mã

Hiện có 2 loại hệ mật mã chính: mã hoá khoá bí mật và mã hoá khoá công khai.

2.1.2.1. Hệ mã hoá khoá bí mật

Trong hệ thống mã hóa khoá bí mật, quá trình mã hóa và giải mã một thông điệp sử dụng cùng một mã khóa gọi là khóa bí mật (secret key) hay khóa đối xứng (symmetric key). Do đó, vấn đề bảo mật thông tin đã mã hóa hoàn toàn phụ thuộc vào việc giữ bí mật nội dung của mã khóa đã được sử dụng.

Trước đây, phương pháp mã hóa chuẩn DES được coi là tiêu chuẩn của hệ mã hóa khóa bí mật. Tuy nhiên, với tốc độ và khả năng xử lý ngày càng được nâng cao của các bộ vi xử lý hiện nay, phương pháp mã hóa DES đã trở nên không an toàn trong bảo mật thông tin. Do đó, Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Hoa Kỳ đã quyết định chọn một chuẩn mã hóa mới với độ an toàn cao nhằm phục vụ nhu cầu bảo mật thông tin liên lạc của chính phủ Hoa Kỳ cũng như trong các ứng dụng dân sự. Thuật toán Rijndael do Vincent Rijmen và Joan Daeman đã được chính thức chọn trở thành chuẩn mã hóa nâng cao AES từ 02 tháng 10 năm 2000.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chữ ký số trong ứng dụng quản lý tài liệu lưu trữ quốc gia (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)